lang

Indochina Holdings giới thiệu về Chương trình độc quyền GSM-102

16/07/2021

Indochina Holdings giới thiệu về Chương trình độc quyền GSM-102

Ngày nay, việc nhập khẩu các hàng hóa từ nước ngoài trở nên khó khăn, đặc biệt là các hàng hóa nông sản từ Mỹ. Để giải quyết vấn đề, công ty INDOCHINA HOLDINGS đã phối hợp với công ty Emission Resource Group, Inc. (ERG) tại Mỹ, hiện đang sở hữu chương trình GSM-102 cho các sản phẩm nông sản.

Tổng quan chương trình:

- GSM-102 là chương trình cung cấp bảo lãnh tín dụng để khuyến khích phát triển tài chính thương mại cho xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại Mỹ. Qua đó hỗ trợ nhà xuất khẩu ở Mỹ trong việc bán hàng nông sản.

Phương thức hoạt động:

Về hoạt động:

GSM-102 đem lại sự đảm bảo về thanh toán thông qua ngân hàng nước ngoài (tiêu biểu ở đây là các ngân hàng tại Việt Nam), tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính thương mại giữa một ngân hàng của nhà xuất khẩu và một ngân hàng nước ngoài để bán hàng của nông sản Mỹ qua cơ chế tài chính bằng thư tín dụng L/C. Hỗ trợ thanh toán 70% từ 6-12 tháng với lại suất 3.0 - 3.2%/năm.

Về giao dịch:

Trước hết các nhà xuất khẩu phải đủ điều kiện để tham gia kèm theo đó là điều kiện Incoterm FAS được phát hành thông báo chương trình theo từng quốc gia hoặc khu vực và cuối cùng là nhà xuất khẩu nộp đơn xin bảo lãnh và thanh toán phí bảo lãnh. Theo thông tin được biết, hiện FAS đã chấp thuận 8 ngân hàng tại Việt Nam là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TPHCM (HD Bank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Quân đội (MB Bank), Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SH Bank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phất triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TechcomBank).

Artboard 1@4x-100
Hình 1.1 Các ngân hàng hiện đang bảo lãnh cho chương trình GSM-102

Các ngân hàng Việt Nam hiện đủ điều kiện cho kỳ hạn tối đa là lên đến 1 năm. Các ngân hàng được chấp thuận ở Đông Nam Á có thể phát hành L/C để bán hàng đến Việt Nam và các địa điểm khác trong khu vực. Kỳ hạn tối đa được phép dựa trên ngân hàng bảo lãnh của quốc gia đó.                                       

Artboard 1@4x-100 (1)
Hình 1.2 Sơ đồ giao dịch GSM-102 

Từ hình trên, ta có thể dễ dàng hình dung được phương thức hoạt động theo 1 trình tự cụ thể và nhất định. Nguyên lí hoạt động lần lượt là:

  • (1) Các bên xuất khẩu-nhập khẩu kí kết hợp đồng.
  • Từ đó, (2) Nhà xuất khẩu nộp phí đơn và bảo lãnh cho CCC (Công ty tín dụng hàng hóa) để (3) phát hành bảo lãnh cho nhà xuất khẩu (doanh nghiệp tại Mỹ).
  • Tiếp đến (4) nhà nhập khẩu nộp L/C cho ngân hàng của nhà nhập khẩu để đưa ra L/C có lợi cho nhà xuất khẩu. Tất cả ngân hàng nước ngoài được chấp thuận bởi CCC với điều hạn đã xác minh.
  • (5) Nhà xuất khẩu (điển hình) chỉ định bảo lãnh tới ngân hàng Hoa Kỳ.
  • (6) Nhà xuất khẩu vận chuyển hàng hóa đến nhà nhập khẩu và (7) xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng ở Hoa Kỳ.
  • (8) Ngân hàng Hoa Kỳ chi trả cho nhà xuất khẩu và cho vay với ngân hàng nước ngoài qua việc kiểm tra và thăm dò bên nhà xuất khẩu.
  • (9) Ngân hàng nhập khẩu tiến hành phát L/C và thu xếp khoản vay đến doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu ngân hàng nước ngoài vỡ nợ, chủ sở hữu của bên hồ sơ bảo lãnh (thường là ngân hàng Hoa Kỳ) gửi yêu cầu tới CCC.

Indoco đã chủ động đàm phán và ký kết thành công hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Emission Resource Group, Inc. (ERG) – doanh nghiệp được bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ ủy quyền tìm kiếm và giới thiệu chương trình này. Hiện nay, công ty Indoco đang kết độc quyền chương trình GSM-102 để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như nông dân trong việc xuất nhập khẩu các mặt hàng về nông sản. Nhờ vào chương trình GSM-102, người mua có thể thực hiện L/C trả chậm với mức phí thấp để có thể an tâm về vấn đề tài chính hơn.

download (3) (2)
Hình 1.2 Bản hợp đồng giữa công ty Indochina Holdings và công ty ERG tại Hoa Kì cho việc đăng kí thực hiện GSM-102

Lợi ích từ Chương trình Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu (GSM-102):

  • Sản phẩm được ưu đãi: nông sản như bắp (ngô), đậu nành (biến đổi và không biến đổi gen), lúa mì, rượu vang, phân bón, máy móc phục vụ nông nghiệp...
  • Được thanh toán 70% tiền hàng từ 6-12 tháng với lại suất 3,0 - 3,2%/năm.
  • Đối tượng được hưởng ưu đãi: tất cả doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông sản từ Hoa Kỳ.

 Như vậy, Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ uy tín để nhập nông sản với đa dạng mặt hàng, chi phí cạnh tranh theo Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu GSM-102. Qua đó góp phần thúc đẩy việc bán hàng nông sản Mỹ trở nên dễ dàng và ngày càng phát triển hơn.

*Lưu ý: Chương trình chỉ áp dụng hình thức này tại Việt Nam. 

Cao Duy


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Tiết lộ những phân khúc bất động sản sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới

[TIN TỨC] - Tiết lộ những phân khúc bất động sản sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới

Theo đánh giá từ các chuyên gia, phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực sẽ có sự sôi động hơn vào giai đoạn cuối năm nay. Còn phân khúc bất động sản đầu tư như đất nền thì sẽ cao diễn biến chậm hơn vào khoảng quý 2 năm 2024.

[TIN TỨC] - Tăng 5,3%, nhập khẩu hàng hoá nửa cuối tháng 8 tiếp tục khởi sắc

[TIN TỨC] - Tăng 5,3%, nhập khẩu hàng hoá nửa cuối tháng 8 tiếp tục khởi sắc

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đã đạt 14,97 tỷ USD, tăng 5,3%

[TIN TỨC] - Hỗ trợ công nhân tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp

[TIN TỨC] - Hỗ trợ công nhân tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp

Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều công dân sẽ không rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen.

[TIN TỨC] - Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?

[TIN TỨC] - Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?

Chia sẻ câu chuyện về thị trường bất động sản với MarketTimes, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cho rằng, thời gian gần đây chính sách cho thị trường bất động sản có nhiều điểm tích cực và ông kỳ vọng năm 2024 sẽ là thời điểm khởi sắc.

[TIN TỨC] - Lãi suất giảm, doanh nghiệp có dễ tiếp cận?

[TIN TỨC] - Lãi suất giảm, doanh nghiệp có dễ tiếp cận?

Trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế, việc điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tạo động lực to lớn cho các ngân hàng vượt qua khó khăn. Đồng thời, thể hiện chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nhanh chóng phục hồi sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ

[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ

Tháng 7 năm 2023, nhập khẩu xăng dầu có các loại tăng cao so với cùng kỳ để có thể đảm bảo nguồn cung thị trường trong nước khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã tạm dừng bảo dưỡng.


MENU