[KIẾN THỨC] – CPTPP là gì? Làm cách nào để tận dụng tốt CPTPP?
11/11/2022
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xây dựng sau một quá trình đàm phán giữa 11 thành viên đã giúp thỏa thuận này hồi sinh với phiên bản mới của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
CPTPP là gì?
CPTPP được viết tắt bởi cụm từ “Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership” có nghĩa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Việt Nam là một trong 11 quốc gia được vinh dự có mặt trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP.
CPTPP với 11 nước thành viên (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam), chiếm 13,4% tổng giá trị GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD, sẽ trở thành khối liên kết kinh tế lớn thứ 3 trên toàn cầu, chỉ sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh châu Âu (EU).
Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP
Tiền thân của Hiệp định CPTPP là Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được thành lập vào năm 2008 với sự tham gia của 7 nước. Một năm sau, Việt Nam tham gia Hiệp định TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt.
Tháng 11/2010, Việt Nam tuyên bố trở thành thành viên chính thức của Hiệp định TPP sau khi trải qua 3 phiên đàm phán tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức ở thành phố Yokohama (Nhật Bản). Hiệp định CPTPP là sự thay đổi, cải tiến từ Hiệp định TPP.
Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài, Việt Nam vẫn sẽ là nước nhận được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi. Song, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn.
CPTPP cũng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, theo các tiêu chuẩn cao về đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công… đã nêu trong các cam kết. Theo đó, với các cam kết về đầu tư, mở cửa các thị trường dịch vụ mạnh hơn, CPTPP dự kiến thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng giúp cho cạnh tranh trong nhiều thị trường dịch vụ, đặc biệt trong các dịch vụ phục vụ sản xuất, hứa hẹn mang lại chất lượng cao hơn, giá hợp lý hơn cho người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Một số lợi ích mà Việt Nam có được:
- Thúc đẩy phát triển xuất khẩu
- Nâng tầm kinh tế nhờ tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
- Tăng trưởng các ngành kinh tế
- Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập quốc dân
Để tận dụng được các cơ hội không chỉ riêng hiệp định CPTPP, doanh nghiệp cần cập nhật liên tục những hiệp định về kinh tế thương mại sắp tới trong tương lại cũng như những thay đổi của thị trường, nhằm đưa ra những chiến lược và quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Indochina Holdings giới thiệu dịch vụ tư vấn thương mại. Xác định được mong muốn cũng như khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, đội ngũ chuyên viên tư vấn Indochina Holdings sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể dựa trên năng lực của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tự tin đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Thanh Long (Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.