lang

[KIẾN THỨC] - Những chứng nhận doanh nghiệp cần biết nếu muốn xuất khẩu hàng qua Mỹ

14/06/2022

[KIẾN THỨC] - Những chứng nhận doanh nghiệp cần biết nếu muốn xuất khẩu hàng qua Mỹ

Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nhóm hàng chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Để chinh phục thị trường khó tính này, doanh nghiệp cần chú trọng kỹ thuật trong các sản phẩm. Bên cạnh đó, việc nắm rõ những chứng nhận bắt buộc khi cần xuất khẩu hàng qua Mỹ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là 4 loại chứng nhận dưới đây:

Chứng nhận FDA

Tiêu chuẩn FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý của mình lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Và bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận.

Những sản phẩm được FDA quy định về chất lượng có thể kể đến gồm:

  • Thực phẩm
  • Thuốc lá
  • Thực phẩm chức năng
  • Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống
  • Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa
  • Vắc-xin
  • Truyền máu
  • Thiết bị y tế
  • Thiết bị phát bức xạ điện từ
  • Các sản phẩm liên quan đến Thú y

Thông tin được yêu cầu khi đăng ký chứng nhận FDA bao gồm:

  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Địa chỉ nhà máy sản xuất.
  • Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có).
  • Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ, người làm việc và chịu trách nhiệm về FDA.

z3492005106625_5c3df3fca1850455972865f3ddfe636f

Chứng nhận ISO 9001

Chứng nhận ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng trên toàn thế giới, áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần cải thiện các quy trình nội bộ và nâng cấy uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh của họ.

Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 9001: Tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động.

Việc áp dụng chứng chỉ iso 9001:2015 trải qua quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu.
  • Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu.
  • Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
  • Giai đoạn 4: Chứng nhận iso 9001

ISO 9001 có hiệu lực 3 năm kể từ ngày chứng nhận.

Mục đích của giấy chứng nhận ISO 9001 là chứng nhận cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp. Tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động.

 

z3492005432674_7b512aae61626cbbb3855d1e801e9e41

Chứng nhận HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) - Hệ thống đánh giá có tính phòng ngừa các mối đe doạ và điểm kiểm soát tới hạn là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy hại tại các điểm trọng yếu..

Những mối nguy được đề cập đến trong tiêu chuẩn HACCP bao gồm những nguy hiểm tồn tại từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, công tác chế biến, sản xuất thành phẩm và đóng gói, như các tác nhận hóa học, sinh học hay vật lý học có khả năng tác động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Đối tượng cần được áp dụng tiêu chuẩn HACCP& Chứng nhận HACCP:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi.
  • Cơ sở sản xuất, chế biên thực phẩm, thức ăn Công nghiệp.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các hoạt động liên quan đến thực phẩm.

HACCP có hiệu lực 3 năm kể từ ngày chứng nhận.

z3492005622148_d985a45cbc094b339805a90dc3570be6

Chứng nhận ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn. Phạm vi áp dụng của Chứng nhận ISO 22000 được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Để xuất hàng hóa sang các thị trường nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và phải đạt được chứng chỉ ISO 22000 để được công nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Các đối tượng áp dụng Chứng nhận ISO 22000 bao gồm:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
  • Các nhà chế biến thịt, và thức ăn chăn nuôi. Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;

ISO 22000 có hiệu lực 3 năm kể từ ngày chứng nhận.

 

z3492005887778_be234d65f151aca87507809711d21651

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tình hình xuất khẩu hàng hóa tại Mỹ với kim ngạch ước tính đạt được 46,7 tỷ USD. Nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong tương lai, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được thị phần tại thị trường khó tính nhất như Hoa Kì.

Hiện nay khó khăn trong việc xuất hàng đi Mỹ không chỉ tới từ chuyện doanh nghiệp không nắm bắt rõ thông tin về pháp lý mà còn do gặp các vấn đề trong quá trình hòan thiện giấy chứng nhận FDA, ISO 9001, HACCP…Vì vậy doanh nghiệp cần một đơn vị tư vấn xuất khẩu để có thể nhận hỗ trợ từ những bước nhỏ nhất.

Indochina Holdings là công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, tư vấn xuất khẩu. Vào cuối năm 2021, sau khi tư vấn xuất khẩu cũng như đưa ra những định hướng và chiến lược tốt nhất, công ty CPĐTXTTM Indochina Holdings cùng Công ty TNHH Gạo Ngon Nhất hỗ trợ đưa gạo xuất khẩu sang Mỹ.

Ngọc Đức


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU