[KIẾN THỨC] - Những vấn đề pháp lý thường gặp khi thành lập doanh nghiệp mới
30/06/2022
Việc thành lập doanh nghiệp đang được khuyến khích trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cá nhân muốn thành lập công ty phải hiểu rõ pháp lý để có cách phòng tránh vi phạm. Vì thế, nhằm đảm bảo các cá nhân đang chuẩn bị thành lập công ty được suôn sẻ và đúng quy trình. Indochina Holdings chia sẻ nhưng vấn đề pháp lý thường gặp cho các cá nhân phòng tránh, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp.
Trước tiên, để tiếp cận được vấn đề pháp lý, kiến thức pháp lý là điều không thể thiếu khi hành trang cho mỗi cá nhân cũng như chủ doanh nghiệp. Sau đây là những vấn đề pháp lý thường gặp khi thành lập doanh nghiệp:
1. Giấy tờ pháp lý
Đa số các doanh nghiệp trẻ thường ít chú trọng đến khâu chuẩn bị giấy tờ pháp lý. Ngược lại, họ chỉ quan tâm vào việc tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng khi đối tác, khách hàng có sự yêu cầu thì doanh nghiệp mới bắt đầu xoay sở làm thủ tục một cách gấp rút. Điều này sẽ dễ làm mất đi cơ hội làm ăn. Vì vậy, trong kinh doanh thì các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như:
+ Giấy tờ liên quan đến ngành nghề kinh doanh, vốn. Đáp ứng được 1 hoặc nhiều điều kiện trong kinh doanh.
+ Giấy phép chuyên ngành hay giấy phép con.
2. Các quyền sở hữu trí tuệ
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một khâu cực kỳ cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo độc quyền các tài sản của mình. Bao gồm ý tưởng, bộ nhận diện thương hiệu, quyền tác giả, giải pháp hữu ích, bằng sáng chế… Mục tiêu trang bị cho doanh nghiệp một nền tảng để tiếp cận thị trường nhanh chóng. Và không lo ngại việc đánh mất tài sản trí tuệ của mình. Trên tinh thần đó, doanh nghiệp mới thành lập cũng có cơ sở để thực hiện việc khiếu kiện, khiếu nại những khi cần thiết.
3. Điều khoản tranh chấp hợp đồng, giao dịch
Đa số các doanh nghiệp khi ký hợp đồng thường chỉ chú tâm đến những điều khoản thương mại như: giá, thanh toán, hàng hóa… Điều này dẫn đến việc bỏ qua các điều khoản pháp lý. Cụ thể là: cam kết, quyền và nghĩa vụ đôi bên, biện pháp chế tài, giải pháp xử lý khi có tranh chấp… Chính vì thế, những doanh nghiệp mới thành lập sẽ thường bị thiệt hại. Phương án tốt nhất khi thành lập công ty, các chủ doanh nghiệp nên tham vấn qua dịch vụ tư vấn luật của Indochina Holdings nhằm soạn thảo những bản hợp đồng mẫu cho từng cuộc đàm phán khác nhau.
4. Cách lựa chọn mô hình công ty
Mô hình công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập sẽ có quyền chuyển nhượng cổ phần sau 3 năm công ty thành lập. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm đó, công ty chưa chắc đã ổn định về tổ chức và tài chính. Do vậy, nếu những người đứng đầu có bất kỳ sự thay đổi gì thì công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Mô hình công ty TNHH: Doanh nghiệp sẽ mang tính ổn định hơn. Đồng thời, có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty phát triển. Nghĩa là, từ Công ty TNHH vẫn có thể thay đổi thành mô hình Công ty cổ phần.
5. Quy định về kế toán, thuế
Kê khai thuế ban đầu khi thành lập doanh nghiệp là điều cần thiết. Tùy vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể xem xét kê khai và đóng các loại thuê theo quy định. Về thuế doanh nghiệp sẽ có 3 loại cơ bản: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm đặc thù… thì sẽ còn phải đóng thêm các loại thuế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế xuất – nhập khẩu.
Trên đây là các chia sẻ về các vấn đề pháp lý cho cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp, việc sai phạm pháp lý hoặc trễ hạn về thuế sẽ gây thiệt hại nặng cho không những cá nhân mà còn cho doanh nghiệp nếu không có nhiều kinh nghiệm về mặt chuyên môn. Indochina Holdings cung cấp dịch vụ tư vấn luật nhằm thiết lập vùng an toàn cho cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp mới. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nắm bắt vấn đề và xử lí thông tin chính xác và nhanh chóng.
Indochina Holdings luôn đồng hành, nỗ lực hết mình để tạo cơ hội và làm cầu nối vững chắc cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết mang lại các giá trị bền vững dài hạn trong hoạt động kinh doanh và tài chính cho các Doanh nghiệp thành viên.
Cao Duy
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.