[KIẾN THỨC] - Những vấn đề thường gặp trong quản lý tài chính của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
06/10/2021
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thất bại của Doanh nghiệp. Đó có thể do sự thiếu quan tâm của người tiêu dùng, hay một chiến dịch tiếp thị thất bại của các doanh nghiệp,… Mặc dù vậy, một trong vấn đề thường gặp nhất là trong quản lý tài chính- kế toán.
Điều đầu tiên mà nhiều Doanh nghiệp gặp phải đó là:
1. Ép buộc phải tăng trưởng
Ví dụ minh họa:
Một công ty kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đã bắt đầu thử nghiệm với Google Ads. Trong tháng đầu tiên, công ty đã lấy lại vốn rất nhanh. Người điều hành ngay lập tức tăng chi tiêu quảng cáo gấp 5 lần và dự đoán doanh số bán hàng cũng sẽ tăng gấp 5 lần. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Người giám đốc ấy đã chỉ đạo khai thác rất nhiều khách hàng tiềm năng nhưng lại không thu hồi được lợi nhuận đáng kể bởi họ không phù hợp với sản phẩm công ty, tức dù tiếp cận được khách hàng nhưng không bán được sản phẩm. Và việc chi tiêu quảng cáo nhiều hơn lợi nhuận thu về đã ảnh hưởng khá nhiều tới tài chính công ty, dẫn tới công ty phải vay vốn để trang trải số tiền thiếu hụt trong thời gian qua.
Câu chuyện trên cho thấy mục tiêu tăng trưởng là tốt nhưng cũng phải nhìn nhận từ nhiều phía, liệu con số mục tiêu đưa ra có đạt được hay không, đây là trách nhiệm khá lớn đối với giám đốc tài chính khi nói về chiến lược kinh doanh.
2. Chi tiêu quá nhiều vào việc bán hàng
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới lúc nào cũng phải cân nhắc. Có hai số liệu để xác định liệu khách hàng này có mang lại lợi nhuận mà doanh nghiệp đã dự đoán hay không, đó là:
- Chi phí nhận được: là số tiền mà khách hàng chi trả sản phẩm.
- Giá trị lâu dài: là tổng doanh thu mà khách hàng bỏ ra trong thời gian dài.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng giá trị lâu dài phải lớn hơn chi phí nhận được. Điều đó có nghĩa là việc doanh nghiệp có khách hàng trung thành sẽ tốt hơn là khách hàng “tạm thời”. Bằng cách này, giám đốc tài chính hay lãnh đạo sẽ nắm rõ hơn dòng tiền của công ty. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
Việc chi quá nhiều vào việc bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ có được lợi nhuận nhưng rất thấp. Giám đốc tài chính (CFO) cần suy xét chi phí nào cần chi, cái nào cần tinh lược. Bởi ngoài ra còn phải chi ra nhiều thứ khác như: tiền lương của nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền internet,…Nếu không làm tốt điều này, việc mất cân đối thu – chi sẽ ảnh hưởng dần dần tới bảng tài chính doanh nghiệp.
3. Tính toán lợi nhuận không chính xác
Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em khi bán sản phẩm ra thị trường với giá cao hơn giá gốc 30-40%, thế nhưng khi chuẩn bị bảng cân đối cuối năm mới nhận ra bị lỗ. Xảy ra tình trạng này là bởi doanh nghiệp đó đã không xem xét chi phí chênh lệch gồm: phí giao dịch, phí vận chuyển (thay đổi theo từng đơn đặt hàng), chi phí lưu kho và quan trọng nhất – chi phí lợi nhuận.
Không chỉ doanh nghiệp trên mà đa số các doanh nghiệp cảm thấy rằng họ sẽ nhận lại khá nhiều tiền lãi trong giao dịch nhưng thực tế họ phải chi trả quá nhiều chi phí xung quanh mà không kiểm soát trước. Chính vì thế, dự đoán những chi phí sẽ phát sinh là cách làm thông minh sẽ giúp doanh nghiệp định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người tiêu dùng. chứng chỉ kế toán trưởng của bộ tài chính
4. Chậm trễ thanh toán
Việc khách hàng chậm chi trả hay nợ tiền, dù số tiền không nhỏ nhưng cũng đủ gây trở ngại không ít tới doanh nghiệp, nhất là những công ty làm việc với nhà cung cấp. Bởi không phải nhà cung cấp nào cũng đủ thời gian chờ đợi khoản tiền cần thanh toán, điều này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp và có thể trong tương lai họ không hợp tác cùng.
Cách tốt nhất, doanh nghiệp nên thường xuyên giải quyết thanh toán trong phạm vi khoảng 3 tháng. Điều đó có nghĩa nếu không thanh toán hoặc chậm chi trả trên 3 tháng thì có thể cản trở nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
5. Quản lý thuế không đúng cách
Thuế không chỉ là nghĩa vụ mà buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện dù có muốn hay không mà còn phải thanh toán đúng thời hạn. Bất cứ khi nào doanh nghiệp nào bỏ lỡ thời hạn đóng thuế, nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh doanh nghiệp. Do đó, phải tính toán chính xác thuế trong kế hoạch tài chính.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định thuế ước tính cần phải trả trong năm tiếp theo, khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào kế hoạch dự kiến tăng trưởng và ngân sách tài chính do Bộ Tài chính quy định trong bộ luật ban hành.
Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thuế cũng có thể ảnh hưởng đến tài chính. Ví dụ như tỷ giá thuế luôn thay đổi từ 12% lên 12,36% và sau đó lên 15% chỉ trong thời gian ngắn, buộc doanh nghiệp phải “trở tay” nhanh chóng để xác định khung giá vào sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức mình. Vì vậy, cần có kế hoạch bổ trợ cho những phát sinh đột ngột trên, nhà quản lí phải luôn cập nhật thông tin và phổ biến lại nhân viên để có thể cân chỉnh chính xác nguồn chi tiêu hợp lý.
Biện pháp quản lí tốt hơn
Có rất nhiều cách để hướng Doanh nghiệp quản lí tốt tài chính công ty như
- Nắm rõ tình hình tài chính
- Quản lí được nguồn vốn
- Lên kế hoạch tài chính rõ ràng
- Tách biệt tài chính cá nhân với doanh nghiệp
Để giúp vấn đề được dễ dàng hơn, Indochina Holdings chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi giải pháp cho Doanh nghiệp trong dịch vụ tư vấn tài chính, tái kế hoạch đầu tư cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, với đội ngũ quản lý nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, tài chính cùng với sự hỗ trợ của các đối tác pháp lý và kinh doanh tại Mỹ, chúng tôi tự hào mang lại hiệu quả cao sau tư vấn.
Với sứ mệnh “Trở thành trung tâm kết nối - giao thương giữa các Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp nước ngoài”, Indochina Holdings luôn đồng hành, nỗ lực hết mình để tạo cơ hội và làm cầu nối vững chắc cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết mang lại các giá trị bền vững dài hạn trong hoạt động kinh doanh và tài chính cho các Doanh nghiệp thành viên.
Cao Duy
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.