lang

[TIN TỨC] - 4 bài học từ khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

31/05/2023

[TIN TỨC] - 4 bài học từ khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

Các can thiệp kịp thời cũng đã ngăn chặn được cuộc khủng hoảng tài chính một cách toàn diện có nguy cơ xảy ra sau khi sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng toàn cầu hơn một tháng trước. Có 4 bài học quan trọng có thể rút ra sau đây:

Các cuộc khủng hoảng đều khác nhau

Cuộc khủng hoảng hiện nay không bắt đầu từ những rủi ro tín dụng, mà cũng chính rủi ro lãi suất đã khiến các ngân hàng lao dốc trong tháng 3 năm 2023. Trong thời gian dài, lãi suất đang ở mức thấp nhất, các ngân hàng đã tích lũy trái phiếu dài hạn để có thể tạo ra thu nhập. Họ chú ý đến chất lượng tín dụng, nhưng không có dự cảm được danh mục đầu tư trái phiếu cũng phải chịu tổn thất to lớn, nếu các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.

Các nhà hoạch định chính sáng đã thông báo rằng, lãi suất sẽ tăng một cách nhanh chóng, nhưng với một số tổ chức chỉ đơn giản là chưa chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường lãi suất cao hơn. 

Trong Báo cáo Ổn định tài chính của toàn cầu được công bố vào ngày 11/04/2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế ước tính: “Tác động của những khoản lỗ chưa được thực hiện trong các danh mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với ngân hàng loại trung bình ở Châu Âu, Nhật Bản và các thị trường mới nổi có thể sẽ ở mức vừa phải, mặc dù có sự tác động đối với một số ngân hàng khác có thể rõ ràng hơn”. 

Ngân hàng số kéo theo hệ quả không lường trước: Gia tăng nguyên cơ xáo trộn ngân hàng

Điều này cũng được thể hiện rất rõ bởi các vấn đề của ngân hàng thời gian gần đây càng trở nên trầm trọng hơn bởi tác động của mạng xã hội và ngân hàng kỹ thuật số. Tin đồn lan truyền với tốc độ ngang với tốc độ cháy rừng trên mạng xã hội khiến cho khách hàng trở nên lo lắng và rút tiền gửi với ước tính có thể trị giá hàng tỷ USD, chỉ một vài thao tác trên điện thoại thông minh.

Sự hoảng loạn dữ dội đến mức khách hàng rút 42 tỷ USD ra khỏi SVB (Mỹ) vào ngày 9/3 khiến cho ngân hàng SVB không thể ứng phó kịp. Credit Suisse (Thụy Sỹ) cũng đã trải qua một đợt sụt giảm khoản tiền gửi khổng lồ. Các cơ quan quản lý vẫn phải sẵn sàng hành động nhanh chóng và dứt khoát để khôi phục niềm tin của thị trường nhằm ngăn chặn sự hoảng loạn đang lan rộng.

Việt Nam đã trở thành một ví dụ điển hình về cách xử lý các cơn khủng hoảng tiền gửi. Tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã phải đối mặt với một làn sóng rút tiền ồ ạt. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp cũng như xử lý tình huống một cách nhanh chóng, cam kết với người gửi rằng, tiền tiết kiệm của họ được đảm bảo và nhanh chóng khôi phục khi trật tự thị trường. Giải pháp can thiệp này chứng tỏ rằng NHNN đã có sự chuẩn bị rất tốt để kiềm chế những làn sóng hoảng loạn bất ngờ, mang đến sự trấn án rất cần thiết cho khách hàng cũng như nhà đầu tư.

Sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra do lạm phát tăng bất ngờ

Tại nước ta, tốc độ lạm phát đã suy giảm, chỉ còn khoảng 3,55% trong tháng 3 năm 2023, thấp hơn nhiều so với dự báo của NHNN khoảng 4,5%. Điều này đã khuyến khích NHNN hạ lãi suất tái cấp vốn chuẩn bị xuống 50 điểm cơ bản, từ 6% xuống còn 5,5% vào cuối tháng 3. Đây cũng là lần giảm lãi suất thứ hai trong một tháng. 

Tuy nhiên, với việc lạm phát tăng bất ngờ chính là mối đe dọa. Căng thẳng địa chính trị có thể khiến cho giá hàng hóa tăng vọt một lần nữa, dẫn đến lạm phát tăng đột biến. Rất may, các ngân hàng trung ương hiện đều đã biết được cách đối phó với những thách thực trên để có thể giảm thiểu tác động xấu.

Trong quá khứ, các ngân hàng trung ương thường đã cắt giảm lãi suất để giải quyết tình trạng hỗn loạn của ngân hàng, từ đó hy sinh mục tiêu giảm lạm phát tuy nhiên giờ không làm như vậy. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cố gắng tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản ngày 16/03, bất chấp tình trạng hỗn loạn của ngân hàng. Vài ngày sau, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng mục tiêu lãi suất của quỹ lên đến 25 điểm cơ bản, bỏ qua những lo ngại về ảnh hưởng lên hệ thống của ngân hàng.

NHNN nên xem xét phát triển các biện pháp tương tự, bao gồm các công cụ mới để có thể hỗ trợ ngân hàng, đồng thời ứng phó với lạm phát.

Các ngân hàng quá mong manh, không ổn định

Các cơ quan giám sát đã thực hiện nhiều việc để tăng cường giám sát phía ngân hàng, ,như yêu cầu phía ngân hàng dự trữ nhiều vốn hơn, bộ đệm thanh khoản lớn hơn và kiểm tra, rà soát thường xuyên. Các cơ quan giám sát ngân hàng đã chuẩn bị kỹ lưỡng để can thiệp một cách nhanh chóng nhằm bảo vệ gửi tiền, bảo lãnh các cổ đông và áp đặt yêu cầu sáp nhập với nhiều tổ chức khác. Tất cả chỉ trong thời gian vài ngày và có thể hoạt động trở lại chỉ sau kỳ nghỉ cuối tuần. 

Tuy nhiên, với các sự kiện diễn ra trong tháng 3 vừa qua đã cho thấy nguy cơ khủng hoảng của ngân hàng vẫn có thể xảy ra, với sự tác động gây rối loạn sự thịnh vượng bền vững của các quốc gia, đặc biệt hơn là quốc gia đang phấn đấu cho sự tăng trưởng nền kinh tế nhanh chóng và cân bằng như Việt Nam

Mặc dù các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc trung gian tiết kiệm và đầu tư, tuy nhiên không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho các khoản tiết kiệm của công dân. Quá nhiều ngân hàng vẫn bị tình trạng quản lý yếu và sẽ phải chấp nhận rủi ro quá mức khi dùng tiền gửi của khách hàng vào các mục đích đầu tư.

Do vậy, đã đến thời điểm xem xét một hệ thống tài chính mới để cung cấp các dịch vụ ngân hàng đơn giản hơn, nhưng thận trọng hơn, ổn định hơn với các khoản thanh toán thương mại và bảo vệ tốt tiền tiết kiệm của người gửi, tách biệt với thị trường tài chính dễ biến động và rủi ro hơn. 

Với tình hình kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, các ngân hàng Mỹ sụp đổ đã dễ dàng thấy được mức độ khủng hoảng của thị trường kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn. Indochina Holding chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và hỗ trợ vay vốn từ các Quỹ với mức lãi suất thấp nhất. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chiến lược đầu tư và kinh doanh một cách hiệu quả.

Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU