lang

[TIN TỨC] – Áp dụng siết chặt và áp trần lãi suất các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp

22/06/2022

[TIN TỨC] – Áp dụng siết chặt và áp trần lãi suất các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp

Sau buổi dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng chính sách cho nợ nước ngoài tự trả nhằm giới hạn chỉ những người vay có uy tín tín dụng và có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý mới được vay nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN năm 2014 quy định điều kiện vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

Tại dự thảo, NHNN cho biết, trong Thông tư 12/2014/TT-NHNN ban hành tháng 3/2014 có quy định, khi cần thiết, NHNN quyết định việc áp dụng điều kiện về chi phí vay nước ngoài, quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, thực tế, thời gian qua, NHNN chưa sử dụng biện pháp quy định trần chi phí đi vay.

Nhà điều hành cho biết, quy định trần chi phí đi vay nước ngoài được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị áp dụng trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật về quản lý vay trả nợ nước ngoài cho Việt Nam, theo đó, Việt Nam có thể áp dụng trần "chi phí toàn bộ" cho nợ nước ngoài tự trả nhằm giới hạn chỉ những người vay có uy tín tín dụng và có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý mới được vay nước ngoài.

NHNN sẽ giới hạn chỉ những người vay có uy tín tín dụng và tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lí mới có thể vay nước ngoài (Ảnh: Internet)

Theo đó, NHNN đề xuất các mức trần chi phí vay trên cơ sở xem xét chi phí vay trung bình của các khoản vay nước ngoài được NHNN xác nhận đăng ký và tham khảo mặt bằng lãi suất bình quân cho vay bằng USD và VND trong nước, đồng thời, có dự phòng cho xu hướng tăng lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới trong bối cảnh lạm phát tại các quốc gia lớn trên thế giới có xu hướng tăng.

NHNN cho biết, vay nước ngoài chủ yếu là các khoản vay bằng ngoại tệ, một số ít trường hợp đặc thù được thay bằng VND. Do đó, NHNN quy định mức trần chi phí vay chia theo đồng tiền vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ để đảm bảo phản ánh sát hơn mặt bằng chi phí vay của từng đồng tiền vay.

Đối với chi phí vay bằng ngoại tệ, thực tế cách tính lãi suất vay rất đa dạng, do đó, NHNN đặt ra trần chi phí phân theo chi phí khoản vay có sử dụng lãi suất tham chiếu hoặc không sử dụng lãi suất tham chiếu để bao quát cơ bản các cách thức tính lãi suất hiện nay.

Đối với các khoản vay sử dụng lãi suất tham chiếu, xu hướng tăng lãi suất sẽ phản ánh tại biến động của lãi suất tham chiếu. Dự thảo Thông tư đề xuất trần chi phí vay đối với khoản vay bằng ngoại tệ sử dụng lãi suất tham chiếu ở các mức cao so với số liệu thống kê lịch sử, ở mức lãi suất tham chiếu + 8%/năm.

Đối với các khoản vay không sử dụng lãi suất tham chiếu, nhà điều hành cho rằng, việc chọn lãi suất "SOFR Term kỳ hạn 6 tháng do tổ chức CME công bố" để tính toán mức trần chi phí cho các khoản vay không sử dụng lãi suất tham chiếu công bố rộng rãi là phù hợp do lãi suất SOFR Term do tổ chức CME công bố là các mức lãi suất có kỳ hạn được tính toán dựa trên lãi suất SOFR do Fed New York công bố và được chính Ủy ban thay thế lãi suất tham chiếu (ACCR) thuộc Fed New York khuyến nghị sử dụng, do đó, sử dụng mức này đảm bảo chi phí đó bám sát biến động lãi suất trên thị trường quốc tế. 

Đối với chi phí vay bằng đồng Việt Nam, dự thảo Thông tư đặt mức trần trên cơ sở tham chiếu lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam cộng với biên độ 8%/năm.

Dự thảo Thông tư lựa chọn tham chiếu đến lãi suất TPCP trúng thầu là lãi suất phản ánh sát hơn mức giá trái phiếu mà bên mua sẵn sàng mua, và mức tham chiếu tại kỳ hạn 10 năm là loại TPCP được giao dịch thường xuyên với khối lượng giao dịch chiếm tỷ trọng lớn có tính đại diện cho lãi suất TPCP nói chung và thuận tiện cho việc tra cứu.

Ngoài ra, như thông tin vừa đề cập , tại dự thảo này, NHNN cũng định hướng sẽ siết chặt hoạt động vay ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp có mục đích, phương án sử dụng vốn liên quan đến đầu tư chứng khoán và bất động sản, thanh toán mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp...

Sẽ trở nên khó khăn cho doanh nghiệp nếu như quyết định được áp dụng, Indochina Holdings mang đến dịch vụ tư vấn vay vốn với lãi suất thấp với hạn mức tốt nhất. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi hạn chế được những rủi ro khi vay vốn của doanh nghiệp. Qua đó thiết lập được khoản vay hợp lí với ưu đãi tốt dành cho phía doanh nghiệp và tăng độ uy tín tín dụng cao dành cho người vay.

Cao Duy


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU