lang

[TIN TỨC] - Bức tranh xuất nhập khẩu phân bón 2022 và triển vọng nào cho năm 2023?

04/05/2023

[TIN TỨC] - Bức tranh xuất nhập khẩu phân bón 2022 và triển vọng nào cho năm 2023?

Trong năm 2022, xuất khẩu ngành phân bón của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD. Nhưng tình hình xuất khẩu của năm 2023 sẽ có thể gặp khó khăn về số lượng và giá cả.

Xuất khẩu phân bón Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD năm 2022

Dựa vào báo cáo xuất nhập khẩu (XNK) phân bón năm 2022 cho biết, thời điểm năm ngoái bởi tình hình căng thẳng xung đột giữa Nga - Ukraine giá cả và nguồn cung sẽ bị tác động một cách mạnh mẽ. Nguồn cung phân bón trên toàn cầu ban đầu đã có sự suy yếu và dần trở nên nghiêm trọng hơn. Giá năng lượng tăng vọt dưới tác động của nguồn cung đã buộc nhiều ngành công nghiệp tại Châu Âu và bao gồm các hãng phân bón bị thu nhỏ quy mô sản xuất, thậm chí còn phải tạm ngừng hoạt động. Dưới sự suy giảm của nguồn cung xuất khẩu từ thị tường đã khiến cho giá phân bón trên thế giới đã có nhiều biến động về giá. Trong bối cảnh giá phân tăng cao, nhu cầu phân bón của năm 2022 được  Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA) ước tính sẽ giảm 3,8% và  đạt hơn 193 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2021 - mức sụt giảm lớn nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,75 triệu tấn phân bón, kim ngạch đạt khoảng 1,09 tỷ USD tăng tương đương 29,4% về lượng và tăng khoảng 95,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá bình quân tăng tăng 34% đạt khoảng 625,2 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Campuchia chính là thị trường truyền thống và lớn nhất chiếm tỷ trọng khoảng 27,63% tổng lượng phân bón xuất khẩu, tiếp theo là thị trường Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Myanmar, Lào…

Xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có nhiều sự thuận lợi bởi hệ thống khuôn khổ pháp lý ưu đãi về thương mại song phương với Hiệp định Thương mại biên giới, Bản Thoả thuận thúc đẩy thương mại song phương… Hơn nữa, về khoảng cách vận chuyển hàng hóa gần hơn, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân Campuchia có sự tương đồng với Việt Nam. Đây chính là những yếu tố vô cùng thuận lợi để phân bón Việt Nam được đón nhận nồng nhiệt tại thị trường Campuchia.

Năm 2022, số lượng phân bón xuất khẩu sang thị trường đạt khoảng  483,8 nghìn tấn, kim ngạch 254,8 triệu USD giảm tương đương 11,23% về lượng và tăng 21,81% về kim ngạch so với năm 2021.

Một số tên tuổi xuất khẩu phân bón lớn sang thị trường Campuchia có thể kể đến như: Đạm Cà Mau, phân bón Phú Mỹ, phân bón Bình Điền, phân bón Miền Nam…

Bên cạnh thị trường truyền thống như Campuchia, nước ta còn xuất khẩu phân bín vào các thị trường khác như: Thái Lan (1,62%), Nhật Bản (1,35%), Mozambique (0,44%), Đài Loan (0,4%), Angola (0,05%), … Các thị trường này chiếm khoảng 33,85% thị phần.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 2023 có khả quan?

Sang năm 2023, bức tranh xuất khẩu phân bón ghi nhận tình trạng ảm đạm hơn so với năm 2022 với sự sụt giảm mạnh mẽ của giá các loại phân bón, đặc biệt hơn là giá ure. So với cùng kỳ tháng 1 năm 2022, giá ure đã sụt giảm đến 60% giá trị. Bởi vì giá phân bón lao dốc mạnh so với cùng kỳ nên tâm lý của người mua và các đại lý đều nhập hàng cầm chừng, giờ giá xuống tiếp. Việc xuất khẩu phân bón cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, hàng tồn kho lớn.

Dự vào số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu gần 278.274 tấn phân bón các loại tương đương khoảng 128,97 triệu USD, giá trung bình khoảng 463,5 USD/tấn, giảm tương đương 21% về khối lượng, giảm khoảng 46,6% về kim ngạch và giá giảm 32,4% về giá so với 2 tháng đầu trong năm 2022.

Vào tháng 2/2023 xuất khẩu 151.045 tấn phân bón các loại,  giá 430,6 USD/tấn, tăng khoảng 18,7% về khối lượng và đạt 65,04 triệu USD, tăng 1,8% về kim ngạch nhưng giảm 14,3% về giá so với tháng 1 năm 2023. So với tháng 2 năm 2022 cũng tăng 17,9% về lượng, nhưng kim ngạch lại giảm 8,8% và giá giảm 22,7%. So sánh với tháng 2 năm 2022 cũng có xu hướng tăng khoảng 17,9% về lượng nhưng về kim ngạch thì giảm 8,8% và giảm 22,7% về giá.

Đồng thời, ở diễn biến khác, năm 2023 được đánh giá là năm ngành phân bón không có quá nhiều lợi thế như năm ngoái. Giá phân bón có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ, nhiều đơn vị cũng cần điều chỉnh mức doanh thu và lợi nhuận.

Theo ghi nhận vào đầu năm 2023, giá phân bón, nhất là giá ure đã có sự giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Theo dữ liệu tổng hợp, đầu tháng 2 năm 2023, giá giao dịch hợp đồng giao kỳ hạn phân ure giảm chỉ 382 USD/tấn, đây là giá thấp nhất kể từ đầu tháng 5 năm 2021 và giảm khoảng 43,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Vào giữa tháng 2/2023, giá ure Trung Đông có mức trung bình từ đầu năm đến cuối tháng 4 khoảng 411 USD/tấn thấp hơn 29% so với mức trung bình của quý 4 năm 2022.

Nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ, vào cuối tháng 4 giá ure có thể sẽ giảm chạm đáy. Cũng trong báo cáo ngành phân bón mới đây, dự báo giá ure có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc sẽ có tín hiệu phục hồi, chi phí đầu vào để sản xuất ure (than và khí tự nhiên) giảm và nhu cầu về ure suy yếu.

Hiện nay, theo các chuyên phân tích ngành phân bón năm nay sẽ kém khả quan hơn khi phía Trung Quốc mở cửa thị trường và tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa cùng hàng hóa từ nước này.

Qua bài viết, chúng ta có thể nhận thấy được kim ngạch xuất khẩu ngành phân bón đang có xu hướng giảm và giảm mạnh trong thời gian sắp tới. Indochina Holding với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu sang các nước phát triển trên Thế giới, nhằm đóng góp phần nào đó vào kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong tương lai.

Yến Đặng (Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU