lang

[TIN TỨC] – Chi phí Logistics trở thành rào cản cho Doanh nghiệp

27/05/2022

[TIN TỨC] – Chi phí Logistics trở thành rào cản cho Doanh nghiệp

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đang được kỳ vọng sẽ được tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hiện nay chi phí Logistics đang là vấn đề của các doanh nghiệp, cần có những giải pháp mới để lựa chọn lộ trình phù hợp cho Xuất Nhập Khẩu. 

Theo bà Võ Thị Lan Phương, trưởng ban Vận tải và giao nhận – Hiệp hội DN Dịch vụ logistics Việt Nam cho biết rằng là vấn đề về cước vận tải quốc tế đang liên tục tăng cao. Bà còn cho biết thêm , trong năm 2021 lượng hàng hóa xuất khẩu từ các nước Châu Á tới Hoa Kỳ đều tăng cao, dẫn đến nhu cầu vận chuyển trên các tuyến này tăng mạnh , đồng thời kéo giá cước biển cũng tăng lên. Ngoài ra, giá dầu cũng liên tục gia tăng với mức tăng 21% trong năm 2021 và tiếp tục nhảy vọt thêm 52% trong quý 1/2022. Trong khi giá dầu cấu thành tới 40% trong giá cước vận chuyển nội địa. Điều này dẫn tới hệ quả tất yếu là trong quý 1/2022, các Doanh nghiệp đều đã nhận được thông báo tăng giá cước vận tải nội địa.

Thêm vào đó tình trang kẹt cảng cũng là vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề kẹt cảng khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đau đầu, vì làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như tốn thêm chi phí. Theo bà Lan, trước đây khi container hàng từ nhà máy Việt Nam tới kho của siêu thị tại Mỹ mất khoảng 52 ngày nhưng trong năm 2021, thời gian này tăng lên gấp đôi tức là phải mất tới 104 ngày. Vào một thời điểm trong năm 2021, ngoài khơi cảng Mỹ có tới 102 con tàu xếp hàng để chờ vào cảng Los Angeles. Vấn đề kẹt cảng cũng tác động tới vòng quay của container rỗng. Dù lượng container rỗng được đưa vào thị trường rất nhiều, nhưng hầu hết đều nằm trên biển. Khi tàu cập cảng tại Mỹ chỉ có thời gian bốc hàng xuống và lập tức quay đầu để tàu khác vào, không có thời gian để chờ bốc container rỗng đưa về lại châu Á.

Những tình trạng khó khăn về việc kẹt cảng không được giải quyết và hỗ trợ kịp thời các Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nệ tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo bà Lan, trưởng ban vận tải và giao nhận (VLA) để kiểm soát được các vấn đề trên cụ thể hơn là vấn đề giá dầu nằm ngoài tầm kiểm soát của Doanh nghiệp. Bà đã đưa một số giải pháp giúp tháo gỡ được phần nào những khó khăn, doanh nghiệp có thể tìm hiểu giải pháp giữ lại chính container hàng nhập để đóng hàng xuất đi. Hiện nay có 6 hãng tàu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cung cấp giải pháp này. Để thực hiện được việc này, Doanh nghiệp cần chủ động trong việc book tàu để chọn được hãng tàu tương đồng giữa nhập và xuất. Ngoài ra, nên lựa chọn phương thức nhập FOB để giảm chi phí logistics nhất có thể.

Trong năm 2021, do việc thiếu tàu nhiều doanh nghiệp phải đặt lịch tàu thông qua 3-4 đơn vị giao nhận, làm cho chi phí vận chuyển tăng lên. Doanh nghiệp phải chọn các đại lý vận tải có giấy phép FMC của Cục Liên Bang Mỹ để có thể book được tàu trực tiếp. Hiện nay nếu chọn những đại lý có giấy phép FMC sẽ có giá thấp hơn thị trường với mức giá chỉ là 11.500USD/container.

z3446449122988_d3647b6b4e8fbdbbc124c1f1f7455e5c

Đưa ra một ra giải pháp với lộ trình chi phí rẻ hơn

Ngoài vấn đề về cước phí vẩn tải quốc tế thì các vấn đề chi phí nội địa cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp phải điêu đứng, đặc biệt là sau khi TP Hồ Chí Minh tiến hành việc thu phí hạ tầng cảng biển. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài gòn đưa ra nhận định rằng để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, khu vực Cái Mép có dư địa tăng trưởng cao vì vậy nên khai thác sử dụng làm hàng tại Thạnh Phước sau đó vận chuyển sà lan về cảng Cái Mép. Bà Lệ cũng có hy vọng sẽ hình thành một trung tâm logistics tại đây.

Để tìm ra giải pháp kéo giảm chi phí Logistic, INDOCHINA HOLDINGS cung cấp dịch vụ Logistics. Hỗ trợ tư vấn và xuất nhập khẩu các mặt hàng sang quốc tế, đặc biệt là khu vực Châu Âu trong bối cảnh nhu cầu tăng cao. INDOCHINA HOLDINGS với đội ngũ nhân viên và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm của INDOCHINA HOLDINGS, chúng tôi tự tin cam kết mang lại các giá trị bền vững dài hạn trong hoạt động kinh doanh cho các Doanh nghiệp thành viên.

Ngọc Đức


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU