[TIN TỨC] - Cơ hội để gạo Việt Nam phát triển mạnh sang quốc tế
10/05/2022
Hơn 2 tuần qua, thị trường gạo xuất khẩu đang khá nhộn nhịp do nhu cầu nhập khẩu gạo từ Philippines, Trung Quốc và các nước châu Phi tăng, khiến giá gạo tăng từ 12 – 15 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 3/2022 xuất khẩu gạo đạt 531.389 tấn, trị giá 262,953 triệu USD. Giá trung bình 494,8 USD/tấn.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với quý I/2021.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc chiếm trên 11,9% trong tổng lượng và chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch, đạt 178.201 tấn, tương đương 90,82 triệu USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, giảm mạnh 30,5% về lượng, giảm 33,3% về kim ngạch và giảm 4% về giá so với quý I/2021.
Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo đạt 182.104 tấn, trị giá 77,18 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân 423,8 USD/tấn, tăng mạnh 107,4% về lượng và tăng 74% kim ngạch nhưng giảm 16% về giá so với cùng kỳ, chiếm 12,1% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Nhìn chung, trong quý I/2022 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường tăng mạnh so với quý I/2021. Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất từ 3 tháng qua do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 415 USD/ tấn, trong khi đó, gạo 5% tấm Thái Lan ở mức 408 USD/ tấn, gạo Ấn Độ có giá 343 USD/ tấn và Pakistan là 353 USD/tấn.
Tại thị trường trong nước, lúa gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sôi động hơn trong tháng 3 khi giá lúa Đông Xuân tăng nhẹ so với tháng trước. Nông dân đã thu hoạch được 1/4 diện tích lúa Đông Xuân 2022.
Tình hình lương thực thế giới đang biến động lớn
Phó chủ tịch VFA cho biết thêm, cuộc xung đột Nga – Ukraine làm cho việc cung cấp lương thực ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt khó khăn, và tình hình lương thực thế giới đang biến động lớn.
Nguồn cung lúa mì bị gián đoạn khiến các nước châu Phi đang bị thiếu lúa mì nên có sự điều tiết lương thực trên thị trường toàn cầu, và buộc châu Phi phải dùng gạo thay thế. Hiện một số vùng đặc biệt của châu Phi đã mua gạo từ Việt Nam tương đối sớm.
Trong quý 1/2022, xuất khẩu gạo của công ty tăng khoảng 26% về lượng và tăng 13% giá trị. Hiện công ty đang hoạt động hết công suất để đóng hàng xuất đi Hồng Kông (Trung Quốc). Đây là tín hiệu rất tốt và sắp tới khoảng giữa cuối tháng 5 khi quota Philippines mở lại thị trường gạo Việt Nam sẽ khởi sắc hơn.
Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn so với gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trong đó gạo 5% tấm tăng từ 12 đến 15 USD tấn so với đầu năm lên mức 415 USD/tấn. Những thông tin tích cực này cũng đã giúp giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ và ổn định ở mức giá từ 5.500 đồng/kg đến 6.000 đồng/kg tùy chủng loại.
VFA dự báo, quý 2 sẽ là thời điểm xuất khẩu gạo nhộn nhịp hơn do các nước nhập khẩu gạo đẩy mạnh mua vào, doanh nghiệp trong nước cần đảm bảo nguồn hàng và lưu ý các thông tin về container, cước vận tải biển để chủ động giao hàng và ký kết các hợp đồng mới.
Mặc dù giá vật tư, phân bón đầu vào sản xuất lúa đang tăng cao nhưng đang ở mức tốt nên người nông dân cũng an tâm bước vào sản xuất vụ Hè Thu 2022.
Việc gạo trên thế giới đang biến động đã tạo điều kiện gạo Việt Nam đón thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu. Indochina Holdings hiện đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đặc biệt là mặt hàng gạo sang quốc tế. Vừa qua, chúng tôi cũng đã hỗ trợ thành công Công ty Gạo Ngon Nhất xuất khẩu gạo ST25 sang Mỹ. Indochina Holdings tự hào mang đến cho Doanh nghiệp Việt Nam các dịch vụ hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp. Mục tiêu Indochina Holdings hướng đến là phát triển mạnh mẽ với sứ mệnh “Trở thành trung tâm kết nối - giao thương giữa các Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp nước ngoài”.
Cao Duy
Tổng hợp từ Nhịp sống Doanh nghiệp
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.