lang

[TIN TỨC] - Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

25/07/2022

[TIN TỨC] - Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Từ khi nước ta kí Hiệp định UKVFTA,  nhiều sản phẩm Việt Nam đã có lợi thế cạnh tranh hơn trước so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippines... Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế từ hiệp định, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng vùng trồng, phải nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chí mà thị trường yêu cầu.

Nắm vững thông tin thị trường

Phát biểu tại Hội thảo "Khai thác các tiềm năng thị trường Vương quốc Anh”, tận dụng lợi thế của UKVFTA", ông Đặng Hoàng Giang - Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, thị trường Anh cực kỳ quan trọng, nhưng quốc gia đứng thứ 4 của Việt Nam xuất khẩu điều lại là Hà Lan. Đây là quốc gia xuất khẩu nhân điều chế biến sâu vào thị trường Anh, trong khi Hà Lan không có hạt điều nào. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu điều lớn, tại sao Việt Nam chưa làm được? Ông Đặng Hoàng Giang đặt câu hỏi.

“Điều này cho thấy mặc dù có hiệp định thương mại tự do, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được. Hiện doanh nghiệp có thông tin về thị trường, nhưng chủ yếu là thông tin hàn lâm, còn những thông tin về thị trường, tập quán tiêu dùng... thì các doanh nghiệp chưa nắm được”, ông Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Theo ông Oliver Todd, Tổng lãnh sự Anh tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chuỗi cung ứng đang có sự thay đổi. Với Hiệp định UKVFTA, nhiều mặt hàng của Việt Nam đang có lợi thế. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh phải nắm vững thông tin thị trường, chuyên môn hoá. Thị trường Anh sẽ lựa chọn những nước có sản phẩm có lợi thế nhất định. Dệt may, nông nghiệp thuỷ hải sản, thị trường Anh luôn có nhu cầu, và tin tưởng các sản phẩm từ Việt Nam. Vì vậy, để cạnh tranh, doanh nghiệp nên phát triển ngành hàng đã có. Đồng thời đưa thêm thêm các ngành hàng mới và xây dựng uy tín sản phẩm.

Xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời cho biết, mỗi năm công ty xuất khẩu 100.000 tấn gạo, trong đó riêng thị trường Anh đạt 20.000 tấn. Để xuất khẩu vào khối thị trường EU nói chung và riêng tại thị trường Anh, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều quy định tiêu chuẩn khác nhau. Riêng về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, phát đáp ứng tiêu chuẩn của hơn 800 hoạt chất khác nhau. Theo ông Hiếu, cách đây vài năm Lộc Trời rất khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Anh do không có quy trình sản xuất, không có tiêu chuẩn rõ ràng khiến các sản phẩm làm ra không đạt chất lượng.

Tuy nhiên, từ năm 2020, công ty đã thay đổi cách làm, sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, từ giống, phân, thuốc, dịch vụ nông nghiệp, liên kết với nông dân sản xuất, vận chuyển... đến nay các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Anh, Mỹ đều đạt chuẩn 100%.

Bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đánh giá, mặc dù hiện tại các sản phẩm nông sản của Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn các nước khác. Tuy nhiên, sắp tới Anh sẽ triển khai hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, điều này khiến lợi thế về thuế quan của chúng ta sẽ không còn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi, tập trung vào chất lượng sản phẩm. Đây là điều quan trọng nhất để đưa sản phẩm vào thị trường Anh.

Để tập trung vào chất lượng sản phẩm nhiều hơn trên thị trường, Indochina Holdings mang đến dịch vụ xúc tiến thương mại cho Quý Doanh nghiệp Việt. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho Doanh nghiệp, chúng tôi mang lại những kiến thức, thủ tục khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Hơn nữa, Quý Doanh nghiệp còn được kết nối và làm việc với đối tác của chúng tôi để tạo ra môi trường hoạt động đồng nhất và chính xác.

Cao Duy

 


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU