[TIN TỨC] - EU nới lỏng quy định đối với mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
19/07/2023
Kể từ ngày 27/06, các mặt hàng mì ăn liền được xuất khẩu từ Việt Nam đến thị trường EU sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm với giấy kiểm định an toàn thực phẩm bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, vào ngày 07/06 Liên minh châu Âu (EU) đã đăng thông báo sửa đổi Quy đổi 2019/1973 về những biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào thị trường EU. Theo đó, thị trường EU đã chính thức đưa các loại mì ăn liền của nước ta từ phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát cửa khẩu) sang phụ lục I tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%.
Cũng trong quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn đang thuộc phụ lục I với tần suất kiểm tra khoảng 50% tại cửa khẩu. Đậu bắp và thanh long vẫn trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương đương là 50% và 20%. Điều này cũng có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định 6 tháng trước.
Với nhiều nỗ lực của mình, chỉ trong 6 tháng khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp với các loại bún, mì và miến của Việt Nam (hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022), Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU đã thuyết phục thành công EU đưa miến, bún và các loại sản phẩm làm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm, đồng thời 18 tháng sau thì thành công đưa mì ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư cũng như tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu).
Điều này cũng thể hiện nỗ lực rất lớn và kịp thời của Bộ Công Thương trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại EU và Bỉ, Trần Ngọc Quân, việc phía EU vẫn còn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì được công tác kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền.
Nếu trong vòng 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của nước ta xuất khẩu vào EU có nhiều vụ phạm vi quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ tăng sự giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và đưa quay lại phụ lục II.
Điều này bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định của phía EU, liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, kể cả xem xét và áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm lại các phòng thí nghiệm uy tín với các lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào thị trường EU.
Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia nổi tiếng trong việc sản xuất mì ăn liền. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vẫn chưa thuyết phục thành công EU bỏ giám sát chất lượng và hiện nay vẫn đang ở trong phần phụ lục I với tần suất kiểm tra 20% như Việt Nam.
Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.