lang

[TIN TỨC] - Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản

02/06/2023

[TIN TỨC] - Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản

Ngoài việc tạo ra sự thuận lợi tối đa cho mặt hàng nông sản xuất khẩu, cơ quan Hải quan khuyến nghị, các doanh nghiệp cần thiết lập nền tảng bài bản trong các giai đoạn sản xuất, ưu tiên cho mục tiêu nâng cao chất lượng, từ đó tăng thêm sức cạnh tranh của hàng hóa. 

Thông quan nhanh chóng trong ngày

Đánh giá vai trò cơ quan Hải quan, trong hội thảo “XNK nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và giải pháp” vì Viện Nghiên cứu hải quan và Cục Hải quan Lạng Sơn (Tổng quan Hải quan) đồng chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và các chính sách tài chính (Bộ Tài Chính) được tổ chức ngày 12/05 tại TP. Lạng Sơn, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho rằng, thời gian qua, cơ quan Hải quan đã nỗ lực không ngừng với mục đích đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan một cách nhanh chóng trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu tại địa bàn, đặc biệt hơn đối với hàng nông sản xuất khẩu, giải quyết ngay các vướng mắc có phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan Xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp. 

Nhấn mạnh về sự nỗ lực của ngành Hải quan, theo ông Lưu Mạnh Tưởng Phó - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu hỗ trợ cá nhân, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật hải quan, đảm bảo phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật hải quan, đảm bảo phải tuân thủ đúng quy định của hải quan nói chung và các quy định liên quan đến nông sản xuất khẩu nói riêng. Với mục tiêu này, Hải quan các cấp luôn đặt sự ưu tiên tuyên truyền, vận động đến các doanh nghiệp, các nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện các hoạt động cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan. 

Trong đó, để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, cơ quan Hải quan đã thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ về những quy định từ các nước về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán và bảo hiểm. 

Ngoài ra, trong việc quản lý hàng nông sản xuất khẩu, phía cơ quan Hải quan đóng vai trò là một mắt xích quan trọng vừa kiểm soát hoạt động xuất khẩu nông sản, vừa đóng  góp vào việc thúc đẩy hoạt động này phát triển. Theo Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng, cơ quan Hải quan thường xuyên đưa ra chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương nơi có hàng nông sản xuất khẩu tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu nông sản đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói riêng và nông sản nói chung; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa; phối hợp một cách chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan kiểm dịch để thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp nhanh chóng.

Đặc biệt, với cơ quan Hải quan xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một quốc giá (NSW) nhằm tiếp nhận hồ sơ tự động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm quyết định phương thức kiểm tra dựa trên cơ sở thu thập và xử lý các dữ liệu kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm chuyển hồ sơ đến cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định, đảm bảo công khai minh bạch mọi thông tin, kết nối và chia sẻ dữ liệu với bộ ngành và các cơ quan có liên quan. 

Để hỗ trợ góp phần thúc đẩy hoạt động nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh,  Phó Tổng cục trưởng ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết, đối với việc kiểm tra và giám sát hàng nông sản xuất khẩu, cơ quan Hải quan đã và đang tiếp tục thực hiện xây dựng và nâng cao mô hình địa điểm kiểm tra hồ sơ tập trung, chủ động phối hợp cùng các bộ ngành sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về việc kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số hồ sơ, ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra.

Đồng thời để đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc kiểm tra theo phương pháp phân luồng quyết định kiểm tra, tiếp tục hoàn thiện nâng cao sự hiệu quả hệ thống thông quan điện tử, nhằm đẩy mạnh đến ứng dụng mạnh mẽ như công nghệ thông tin ở tất cả các khâu nghiệp vụ hướng đến mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh; đồng thời phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết quả kết nối trao đổi thông tin thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan,...

Trong giai đoạn cao điểm ở các cửa khẩu, cơ quan Hải quan luôn bố trí các CBCC giải quyết các thủ tục thông quan và giám sát hàng hóa xuất khẩu ngoài giờ hành chính, vào ngày nghỉ, ngày lễ; phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh khoa và bãi đậu tại khu vực cửa khẩu bố trí địa điểm và tạo điều kiện trong việc bảo quản và phân loại chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp trong thời gian chờ xuất khẩu. Đồng thời cũng thường xuyên cập nhật tình hinh, cung cấp thông tin, khuyến cáo kịp thời đến có doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn. 

Một số khuyến nghị

Để nâng cao năng lực và thúc đẩy xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Như Quỳnh cho rằng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc chuyển từ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang chính quy đối với các mặt hàng nông sản nhanh chóng; cơ quan chức năng cần đẩy mạnh quá trình đàm phán với Trung Quốc trong việc chấp nhận những mặt hàng nông sản từ Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, đặc biệt tập trung vào những mặt hàng có tiềm năng lớn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại quảng cáo nông sản Việt Nam cũng như tạo cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị Trung Quốc.

Cũng theo thông tin từ Phó Tổng cục trưởng ông Lưu Mạnh Tưởng, doanh nghiệp cần tạo nên một nền tảng bài bản từ khâu nhỏ nhất như mặt bằng sản xuất, công nghệ, nguồn nguyên liệu và sự sáng tạo để có thể nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; đa dạng hóa với nhóm đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào các đối tượng khách hàng, thị trường truyền thống bằng việc nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, hạ giá thành, đa dạng hóa mẫu mã,... Hoàn thành được thủ tục hải quan sớm nhất để khi hàng hóa được đưa ra cửa khẩu không phải đợi chờ, bảo quản xuất khẩu. 

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu cũng cần phải nâng cao chất lượng hàng nông sản phù hợp với các cam kết Hiệp định của Việt Nam đang thực thi và các trường đối các đối tác quan trọng, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan Hải quan chủ động áp dụng ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Đặc biệt, cần phải ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch; kết hợp với các biện pháp vật lý, sinh hoạc và hóa học vào việc bảo quản nông sản dần thay thế biện pháp bảo quản hàng hóa để khi chờ làm thủ tục hải quan, hàng nông sản vẫn được đảm bảo chất lượng, giữa nguyên hình thức, đảm bảo các yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy XK theo hướng đầu tư xây dựng các KCN chế biến, chế tạo quy mô lớn đảm bảo cân đối cung cầu; sớm hoàn thiện toàn diện các chính sách liên quan đến hoạt động XNK; đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường; tiếp tục thúc đẩy việc đàm phán, thỏa thuận với các cơ quan hữu quan hoàn thiện ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật…

Ngoài ra, với cơ quan quản lý nhà nước cần đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ trong việc thúc đẩy xuất khẩu theo hướng đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp chế biến, chế tạo quy mô lớn đảm bảo cân đối được cung - cầu; sớm hoàn thiện toàn diện các chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường; tiếp tục thúc đẩy việc thỏa thuận, đàm phán với các cơ quan hữu quan hoàn thiện ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật …

Xuất khẩu đang là một trong những lĩnh vực có nhiều kỳ vọng nhưng cũng có nhiều sự cạnh tranh. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm của mình thì Indochina Holding chúng tôi có vai trò là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong nước kết nối với các doanh nghiệp trên các nước phát triển, chúng tôi sẽ đồng hành và đưa sản phẩm của các doanh nghiệp đến các nước phát triển trên Thế Giới.

Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU