lang

[TIN TỨC] - Hàng hóa Việt đang ở đâu trên thị trường?

12/10/2021

[TIN TỨC] - Hàng hóa Việt đang ở đâu trên thị trường?

Hiện nay, người tiêu dùng Bỉ và EU đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam khi lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại đang dần dần hiện rõ. Đây sẽ là cơ sở để nông sản Việt có thể mở rộng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.

Theo Eurostat, trong năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt 34,053 tỷ Euro, giảm 1,7% so với năm 2019. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU đạt 8,3 tỷ Euro, giảm 25% so với năm 2019. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhiều cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa, thu nhập của người dân giảm nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm đáng kể. Tuy vậy, cũng theo Eurostat, báo cáo trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 12,1 tỷ euro, tăng 9%, trong khi đó nhập khẩu từ thị trường EU đạt 3,4 tỷ, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2020.

aldi-denmark 

(Ảnh: Internet)

Dù dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của người dân, song 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy xuất nhập khẩu Việt Nam với EU đã tăng 13,1%.

Kết quả của hiệp định EVFTA đã giúp nhiều loại hàng hóa của hai bên được miễn giảm thuế theo lộ trình. Bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng của các Thương vụ tại Châu Âu, đặc biệt là sự đóng góp to lớn của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và đã vận động, kết nối để vận động chính sách có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam và tìm cách đưa các mặt hàng nông sản thâm nhập vào thị trường Châu Âu thông qua các nhà phân phối.

Năm 2021 được coi dấu mốc quan trọng khi các loại trái cây như vải, nhãn tươi được xuất khẩu trực tiếp sang các nước Tây Âu như Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Anh bởi các Công ty Việt Nam sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty nhập khẩu. Việc phân phối quả vải tươi không chỉ trong hệ thống cửa hàng/siêu thị Châu Á mà đã chính thức thâm nhập vào các chuỗi siêu thị thực phẩm tại Châu Âu.

Hiện Thị trường nhập khẩu nông sản EU bắt đầu khởi sắc do tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, Chính phủ các nước thành viên EU thúc đẩy mở rộng việc tiêm vaccine, áp dụng quy định giấy thông hành vaccine, nới lỏng quy định đi lại, mở cửa một phần dịch vụ ăn uống, du lịch do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng so với giai đoạn trước. Theo đó, đây cũng là thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

Tuy nhiên, cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, để hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, trong nước, các địa phương cần quan tâm hơn nữa việc kêu gọi doanh nghiệp xuất khẩu liên kết chặt chẽ với các hộ gia đình, hợp tác xã sản xuất theo hướng chứng nhận Global GAP, có biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký tham gia sản xuất theo hướng chứng nhận, phí chứng nhận vùng trồng; Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu khi vận chuyển lưu thông đảm bảo thông suốt, đẩy mạnh các khâu sơ chế, hun trùng, kiểm dịch, hỗ trợ phí kiểm tra trước khi xuất khẩu; lấy mẫu và gửi mẫu sang thị trường EU để kiểm tra theo yêu cầu của thị trường EU và các nhà nhập khẩu.

Qua kết quả xuất khẩu tăng và có xu hướng đi lên, Thị trường Châu Âu đang tạo cơ hội cho nhiều Doanh nghiệp Việt nắm bắt và đẩy mạnh sản xuất mặt hàng giúp phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Bên cạnh đó, Indochina Holdings đang thực hiện “Chương trình hợp tác xuất khẩu nông sản – thực phẩm”, với mạng lưới kết nối hơn 6000 siêu thị rộng khắp toàn thị trường Châu Âu. Công ty cùng đối tác chiến lược là Mekong Corporation Europe (MCE) sẽ giúp Doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia vào thị trường Châu Âu dễ dàng hơn bao giờ hết.


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU