lang

[TIN TỨC] – Hàng Việt chiếm lòng tin người tiêu dùng Lào bằng cách nào?

19/08/2022

[TIN TỨC] – Hàng Việt chiếm lòng tin người tiêu dùng Lào bằng cách nào?

Tại thị trường Lào, hàng tiêu dùng Việt Nam hiện đứng vị trí thứ hai sau hàng Thái Lan, nhưng nếu xét về tỷ trọng thì hàng Thái tiêu thụ tại Lào cao hơn hàng Việt Nam rất nhiều. Để chuyển đổi vị thế này tại thị trường Lào, hàng Việt cần nỗ lực không ít...

Vị thế của hàng Việt tại Lào

Thị trường Lào là đích đến của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bởi khá “dễ tính”, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không cao và chấp nhận hầu hết các chứng nhận về tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu. Lào cũng là quốc gia nhập khẩu phần lớn hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước, hàng Việt được người dân Lào đánh giá cao.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 708,2 triệu USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 247,2 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Lào gồm sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, phân bón các loại, sản phẩm từ chất dẻo, rau quả.

Sức cạnh tranh không hề nhỏ từ Thái Lan 

Mặc dù hàng Việt nằm trong danh sách ưa chuộng tại Lào, tuy nhiên chúng ta không thể tránh khỏi sự cạnh tranh từ nước khác, điển hình là Thái Lan. Vị trí địa lý của Lào và Thái Lan rất gần nhau, từ phía Đông Bắc của Thái Lan đi sang thủ đô Viêng Chăn của Lào có thể đi lại trong ngày, tạo ra chi phí vận chuyển rẻ hơn so với Việt Nam. 

Mặt khác, tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung Quốc đã đi vào vận hành vào cuối năm 2021, hàng hóa vận chuyển lên vùng Bắc Lào thuận tiện hơn, do vậy hàng Thái phổ cập cũng nhanh hơn. Ngôn ngữ Lào và Thái Lan khá tương đồng, người dân Lào xem kênh tivi, Facebook của Thái Lan thường xuyên do vậy có sự gần gũi và dễ hiểu. Hơn nữa, chiến lược marketing, bán hàng của doanh nghiệp Thái Lan rất linh hoạt, kênh phân phối chuyên nghiệp. Ví dụ, ở Việt Nam có hệ thống siêu thị BigC thì ở Lào có chuỗi siêu thị mini BigC đáp ứng đúng phân khúc và năng lực tiêu dùng của người dân Lào.

Nâng cao lòng tin của hàng Việt tại Lào

Xây dựng kênh phân phối

Mặc dù hàng hoá Việt đã có vị trí nhất định với người tiêu dùng Lào nhưng để nâng cao khả năng cạnh tranh được với hàng hoá Thái Lan hay Trung Quốc, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần có chiến lược đầu tư thêm kênh phân phối, kinh doanh dài hạn để thúc đẩy xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập mạng lưới phân phối không chỉ với hàng Việt Nam mà còn của một số nước khác. “Việc phát triển hệ thống phân phối hiệu quả cần thực hiện theo hướng phát triển truyền thống ở chợ, rồi mới đến siêu thị, bởi đây vẫn là kênh mua sắm được nhiều người Lào sử dụng”.

Xây dựng thương hiệu

Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh, buôn bán sản phẩm Việt Nam sang thị trường Lào theo định hướng xây dựng thương hiệu Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu Việt Nam tại thị trường Lào cần phải đi theo mục tiêu chung là xây dựng thương hiệu quốc gia.

Do đa phần người tiêu dùng Lào chỉ biết hàng Việt Nam chung chứ không phân biệt từng sản phẩm của doanh nghiệp riêng biệt, nên doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo, cải tiến bao bì mẫu mã, định hướng về chất lượng nhằm tạo hình ảnh ấn tượng, kinh doanh bài bản, uy tín để tạo niềm tin với đối tác người Lào.

Giúp người Lào hiểu hơn về sản phẩm Việt Nam

Phân phối hàng thực phẩm tại Lào, doanh nghiệp cần thay đổi gia vị những lô sản xuất xuất sang Lào. Bao bì cũng cần thay đổi, vì tiếng Lào sẽ giúp quảng bá sản phẩm của Việt Nam đến người dân Lào thuận lợi hơn thay vì dùng tem dán.

Đối với các cơ quan chính phủ Việt Nam, cần có các chương trình quảng bá văn hoá Việt Nam tại Lào để giúp người Lào hiểu về đất nước, con người Việt Nam, từ đó hiểu về sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, cần sự nỗ lực hơn, sáng tạo hơn trong quảng bá sản phẩm Việt Nam tại Lào. Chính phủ nên có chính sách trợ giá vé máy bay từ Lào để khuyến khích người Lào sang Việt Nam du lịch. Điều này không chỉ giúp phát triển ngành du lịch trong nước mà còn giúp giới thiệu đất nước, con người, sản phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng Lào.

Hiểu và tận dụng các hiệp định

Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu sâu các hiệp định, thoả thuận, cam kết trong khuôn khổ đa phương và song phương giữa Việt Nam và Lào. Điều này làm căn cứ cũng như tận dụng được các ưu đãi, thoả thuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: ưu đãi thuế, vận chuyển nhanh chóng…

Ngoài ra, phải có chính sách ưu đãi hơn cho hàng Việt Nam xuất sang Lào như thuế, tín dụng… để hàng Việt tăng thị phần tại Lào, tương xứng với mối quan hệ 60 năm Việt - Lào.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Lào đạt hơn 824 triệu USD tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước. 

Để khắc phục những nhược điểm hiện tại của Doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng hóa sang Lào, Indochina Holdings mang đến dịch vụ xúc tiến thương mại, đặc biệt hơn đối tác chiến lược của chúng tôi là Tổng Lãnh sự quán Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ giúp Quý doanh nghiệp giải quyết tất cả những khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Lào. 

Ngoài ra, Indoco Travel - công ty con của Indochina Holdings còn tổ chức “Hành trình kết nối” - chương trình tham quan đầu tư giúp Doanh nghiệp có cơ hội mở ra những cơ hội kinh doanh, đầu tư tiềm năng tại Lào. Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ trở thành cầu nối vững chắc mở ra nhiều cơ hội tác giữa doanh nghiệp Việt Nam – Lào, góp phần gia tăng mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Cao Duy


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU