[TIN TỨC] – Kinh ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 46,56 tỷ USD
02/02/2023
![[TIN TỨC] – Kinh ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 46,56 tỷ USD](/gw-content/images/z4075476078636d02e2ba7cbc88817e3a4656e08cbc9ec-0izD2.jpg)
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2023 ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng 12/2022.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 1/2023
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 25,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 21,48 tỷ USD.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% (tương ứng giảm 3,95 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% (tương ứng giảm 5,82 tỷ USD).
So với cùng kỳ năm 2022, trị giá xuất nhập khẩu của tháng 1/2023 giảm 25,01%, tương ứng giảm 15,53 tỷ USD. Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm 2023, cả nước ước xuất siêu 3,6 tỷ USD.
Liên quan tới số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2023, ngành Hải quan thu đạt 24.852 tỷ đồng, bằng 5,8% so với dự toán, giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 730,28 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,9%.
Như vậy, năm 2022, cả nước xuất siêu 12,4 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã thặng dư 12,4 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư 3,33 tỷ USD của năm 2021.
Tổng quan xuất khẩu
Việc Trung Quốc gỡ bỏ chính sách "Zero COVID" từ ngày 8/1/2023 đã giúp xuất nhập khẩu hàng hóa có cơ hội tăng trưởng. Cùng với các mặt hàng thủy sản tươi sống, rau quả và trái cây cũng là mặt hàng xuất khẩu tương đối khả quan khi nhu cầu gia tăng vào dịp đầu năm mới. Sức bật của các nhóm hàng nông sản đã đóng góp tích cực cho thành tích chung của hoạt động xuất nhập khẩu.
Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 6,44 tỷ USD, giảm 18%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,64 tỷ USD, giảm 12%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Một giảm 21,3%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước giảm 27,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 19%. Trong tháng 1 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm 66,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 01/2023, hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 258 triệu USD, chiếm 1%; hàng công nghiệp chế biến ước đạt 22,32 tỷ USD, chiếm 89%; hàng nông sản, lâm sản ước đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 7,6%; hàng thủy sản ước đạt 0,6 tỷ USD, chiếm 2,4%.
Tổng quan nhập khẩu
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2023 ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước. Trong tháng 01/2023, có 3 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ trọng 37,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm hàng tư liệu sản xuất, đạt 19,97 tỷ USD, chiếm 93%. Trong đó hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 41,1%; hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 51,9%. Hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 1,51 tỷ USD, chiếm 7%.
Cơ hội tăng trưởng trong năm 2023
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo lập nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2023 ở mức 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.
Đáng chú ý, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Giai đoạn tới, mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu hướng tới là phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa theo chiều sâu. Trong đó, đối với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, sẽ giảm dần xuất khẩu đối với khoáng sản quan trọng kể cả dưới dạng tinh quặng. Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và thương hiệu hàng hóa của Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, chất lượng cao và các sản phẩm công nghệ cao. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường phát thải các bon thấp và lao động.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xúc tiến Thương mại Indochina Holdings chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, chiến lược và xúc tiến thương mại. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi mang trong mình sứ mệnh đồng hành cùng với các doanh nghiệp tại Việt Nam mở rộng thương hiệu Việt sang thị trường quốc tế.
Nguồn sưu tầm
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Tiết lộ những phân khúc bất động sản sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới
Theo đánh giá từ các chuyên gia, phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực sẽ có sự sôi động hơn vào giai đoạn cuối năm nay. Còn phân khúc bất động sản đầu tư như đất nền thì sẽ cao diễn biến chậm hơn vào khoảng quý 2 năm 2024.
[TIN TỨC] - Tăng 5,3%, nhập khẩu hàng hoá nửa cuối tháng 8 tiếp tục khởi sắc
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đã đạt 14,97 tỷ USD, tăng 5,3%
[TIN TỨC] - Hỗ trợ công nhân tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp
Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều công dân sẽ không rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen.
[TIN TỨC] - Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?
Chia sẻ câu chuyện về thị trường bất động sản với MarketTimes, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cho rằng, thời gian gần đây chính sách cho thị trường bất động sản có nhiều điểm tích cực và ông kỳ vọng năm 2024 sẽ là thời điểm khởi sắc.
[TIN TỨC] - Lãi suất giảm, doanh nghiệp có dễ tiếp cận?
Trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế, việc điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tạo động lực to lớn cho các ngân hàng vượt qua khó khăn. Đồng thời, thể hiện chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nhanh chóng phục hồi sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ
Tháng 7 năm 2023, nhập khẩu xăng dầu có các loại tăng cao so với cùng kỳ để có thể đảm bảo nguồn cung thị trường trong nước khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã tạm dừng bảo dưỡng.