lang

[TIN TỨC] – Lạm phát năm 2023 sẽ diễn biến ra sao?

15/02/2023

[TIN TỨC] – Lạm phát năm 2023 sẽ diễn biến ra sao?

Lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam dự kiến đạt đỉnh vào tháng 1-2023 và giảm dần trong các tháng sau đó nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) năm 2022 và một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái khiến giá nguyên – nhiên – vật liệu có xu hướng giảm.

Không chủ quan trước áp lực lạm phát

Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao kỷ lục trong năm 2022, nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm các nền kinh tế có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn mục tiêu khoảng 4% mà Quốc hội đặt ra.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá thuộc Tổng cục Thống kê, cho biết mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong năm 2023 là thách thức với các cơ quan quản lý, điều hành kinh tế do có một số yếu tố sẽ tạo áp lực cho lạm phát.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất năm 2022 tăng 6,79% so với năm 2021, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 8,56%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 trong khi hơn 90% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu tư liệu sản xuất.

Bên cạnh đó, việc thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý như giáo dục, y tế, điện cũng tác động mạnh tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cụ thể, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục và y tế, là hai nhóm chiếm quyền số gần 12% trong rổ hàng hóa tính CPI, sẽ tạo tác động tới CPI trong năm 2023.

Tương tự, việc điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt của EVN trong năm cũng tạo áp lực lên chỉ số lạm phát. Theo đó, khi chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm.

Theo đó, áp lực lạm phát đến từ cả yếu tố cung (chi phí đẩy) và yếu tố cầu (cầu kéo). Về phía cung, tác động vòng 2 từ giá hàng hóa thế giới tăng cao trong giai đoạ 2020-2022 sẽ tiếp tục được phản ánh vào chi phí sản xuất (lạm phát nhập khẩu), từ đó tác động vào chi phí tiêu dùng các mặt hàng trong nước.

Về phía cầu, dự kiến kinh tế trong nước tiếp tục quá trình phục hồi, qua đó thúc đẩy phục hồi và tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế, gây áp lực lên giá cả.

Dự báo đường đi của lạm phát, giá cả năm 2023

Về lạm phát năm 2023, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính, dự báo lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1-2023, sau đó giảm dần về mức 3% vào cuối năm 2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng phương tiện thanh toán đến ngày 21-12-2022 mới tăng 3,85% so với cuối năm 2021, trong khi đến ngày 20-6-2022 đã tăng 3,3%. Điều này có nghĩa cung tiền gần như không tăng trong nửa sau của năm 2022.

Ngoài ra mặt bằng lãi suất năm 2022 đã tăng khoảng 2-2,5 điểm phần trăm so với năm 2021.

Với đồng nội tệ, đồng Việt Nam chỉ giảm giá khoảng 3,7% so với đô la Mỹ trong giai đoạn từ cuối năm 2021 đến cuối năm 2022. Đây là mức mất giá không quá lớn nên sẽ không ảnh hưởng quá mạnh tới lạm phát thời gian tới.
Về phía ngành ngân hàng, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ngoài ra, điều hành lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; điều hành tỷ giá linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ.

Về bối cảnh kinh tế thế giới, dự báo giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh, dù Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế và rủi ro liên quan đến chiến tranh Nga – Ukraine gia tăng. Thực tế, giá dầu trung bình năm 2022 đang ở vùng đỉnh. Còn lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12-2022 với chỉ lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước.

Với xăng và dầu, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng thông qua dự thảo Nghị quyết đồng ý giảm 50% mức thế bảo vệ môi trường với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn…so với mức trần biểu khung thuế từ 1-1-2023 đến 31-12-2023 để hỗ trợ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống ngừời dân. Việc giữ ổn định mặt bằng giá xăng, dầu cũng được ‘trợ lực’ khi giá cả nhiên liệu, đặc biệt là xăng dầu thế giới năm 2023 dự kiến sẽ giảm so với năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ trong năm 2023 sụt giảm trước bối cảnh kinh tế Mỹ và khu vực EU tăng trưởng chậm lại và có xu hướng suy thoái, theo phân tích từ Ngân hàng Thế giới (WB). Thậm chí một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới dự báo giá dầu thô giao động trong khoảng từ 80-90 đô la Mỹ một thùng.

Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, cho biết sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu để ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện thì các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Nguồn sưu tầm


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức

[TIN TỨC] - Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức

Đưa ra dự báo thời gian tới, TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.

[TIN TỨC] - Tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho ngành gỗ bứt phá

[TIN TỨC] - Tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho ngành gỗ bứt phá

Cùng với xúc tiến thương mại, thời gian tới, các doanh nghiệp ngành gỗ cần đầu tư sản phẩm, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh.

[TIN TỨC] - Nâng cao năng lực thông quan cho cửa khẩu Lạng Sơn

[TIN TỨC] - Nâng cao năng lực thông quan cho cửa khẩu Lạng Sơn

Hiện nay, có trên 1.000 phương tiện xuất nhập khẩu thông quan mỗi ngày qua cửa khẩu Lạng Sơn.

[TIN TỨC] - Xuất khẩu gỗ và nội thất kỳ vọng phục hồi chặng cuối năm

[TIN TỨC] - Xuất khẩu gỗ và nội thất kỳ vọng phục hồi chặng cuối năm

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 9,7 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2022. Triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này sẽ tích cực hơn trong những tháng cuối năm, nhờ nhu cầu thị trường tăng.

[TIN TỨC] - Thời cứ bỏ tiền vào bất động sản tăng giá bằng lần sẽ khó quay trở lại

[TIN TỨC] - Thời cứ bỏ tiền vào bất động sản tăng giá bằng lần sẽ khó quay trở lại

Trong triển vọng 2024 - 2025 và nhiều năm tới, rất khó quay trở lại kinh doanh - đầu tư bất động sản kiểu cũ với mức lời cao trên 20 - 30%/năm chỉ với hình thức mua bất động sản và chờ tăng giá.

[TIN TỨC] - Lãi suất tiết kiệm giảm sâu

[TIN TỨC] - Lãi suất tiết kiệm giảm sâu

Bước vào giai đoạn quý cuối cùng của năm nay, lãi suất huy động tại phần lớn của các ngân hàng tiếp tục ở mức thấp, thậm chí còn có một số ngân hàng tiếp tục giảm vào các ngày đầu tháng 10.


MENU