lang

[TIN TỨC] – Nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường xuất khẩu

01/12/2022

[TIN TỨC] – Nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường xuất khẩu

Là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng top đầu thế giới nhưng Việt Nam không có nhiều sản phẩm khi phân phối ở thị trường xuất khẩu được gắn thương hiệu doanh nghiệp Việt. Sản phẩm của Việt Nam cần làm gì để định vị thương hiệu, xây dựng chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu...?

XUẤT KHẨU NHIỀU NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

Bốn năm trở lại đây, thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục nằm trong nhóm thương hiệu mạnh thế giới.

Theo công bố của Brand Finance (công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới), năm 2022 thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 431 tỷ USD (năm 2021 là 388 tỷ USD), xếp thứ hạng 32 (tăng 1 bậc so với năm 2021) trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, với chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) đạt 56,7 và xếp hạng A.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), từng khẳng định rằng khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của quốc gia.

Khi thương hiệu quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế, sẽ tạo ra sự bảo chứng về uy tín và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Việt Nam nổi tiếng với thị phần xuất khẩu gạo, cà phê, dệt may… thuộc top đầu thế giới; tiếp đó là các mặt hàng có giá trị cao như các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, tiêu, hạt điều, rau quả, cao su… cũng đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa nước ta.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu tại nước ngoài. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu.

Các doanh nghiệp lại thường tập trung vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nên việc nhận thức về vai trò của phát triển thương hiệu thường không được quan tâm đúng đắn và phải tốn rất nhiều thời gian mới được chú trọng.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, năng lực chế biến cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Hơn nữa, doanh nghiệp chưa chú trọng đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nên nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, hoặc khi tiến ra thị trường nước ngoài thì đã bị các đối thủ cạnh tranh đăng kí mất.

TẠO NIỀM TIN BẰNG UY TÍN THƯƠNG HIỆU

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn, việc xây dựng thương hiệu càng quan trọng. Do đó, cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu, kết hợp giữa xây dựng, bảo vệ và khuếch trương thương hiệu.

Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà phải được thực hiện ở quy mô, tầm cỡ quốc gia. Để tạo lập giá trị bền vững, thương hiệu nông sản cần được gắn với chỉ dẫn địa lý mang hình ảnh quốc gia, địa phương qua đó tạo sự khác biệt hóa và nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm.

Nhằm giúp Doanh nghiệp Việt dễ dàng xử lý những khó khăn khi bước ra thị trường quốc tế, cũng như mang đến những giá trị bền vững của thương hiệu Việt trên toàn cầu, Indochina Holding mang đến dịch vụ kết nối về xúc tiến thương mại. Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã làm việc, hỗ trợ nhiều khách hàng đối tác doanh nghiệp trong nước. Trong đó, Công ty Indochina Holdings đã hỗ trợ Công ty Gạo Ngon Nhất xuất khẩu thành công gạo ST25 sang thị trường Mỹ.

(Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU