lang

[TIN TỨC] - Nâng chuỗi giá trị để gia tăng sức cạnh tranh tôm Việt Nam

25/05/2023

[TIN TỨC] - Nâng chuỗi giá trị để gia tăng sức cạnh tranh tôm Việt Nam

Chiếm khoảng 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới, tuy nhiên với chuỗi giá trị tôm Việt chưa tối ưu, do đó cũng cần chú trọng công tác này được tăng sức cạnh tranh.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản và nền kinh tế của Việt Nam, giúp tạo được công an việc làm cho hàng triệu lao động. Trong giai đoạn năm 2010 - 2022, tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm luôn ở mức cao, từ 36,8 - 50,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Bước sang giai đoạn năm 2023, ngành tôm nước ta đã đặt mục tiêu diện tích đất phải đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại phải hơn 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 4,3 tỷ USD tăng khoảng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong những năm qua, ngành tôm Việt Nam liên tục đạt sự tăng trưởng tốt về diện tích, sản lượng cũng như giá trị sản xuất. Tuy nhiên, ngành hàng này còn phải đối mặt với nguy cơ phát triển không bền vững bởi hiệu quả sản xuất còn hạn chế, dẫn đến thu nhập của người nuôi tôm còn khá thấp, việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm trong chuỗi giá trị con tôm cũng như còn tồn tại sự bất cập.

Cùng với đó, ngành tôm của nước ta cũng đang phải đối mặt với các thách thức do biến đổi khí hậu, môi trường và dịch bệnh. Hội nhập quốc tế cũng đem lại nhiều cơ hội tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức để cạnh tranh, nhất là yêu cầu sản phẩm không chỉ đạt được chất lượng, an toàn mà còn phải có mức giá cạnh tranh.

Tại buổi lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm quốc tế công gnheej của ngành tôm Việt Nam lần thứ tư năm 2023 (được gọi tắt VietShrimp 2023) diễn ra sáng ngày 12/04/2023, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam - Trưởng Ban tổ chức VietShrimp 2023 cũng nhấn mạnh, ngành tôm với vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ vừa qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp từ 45 - 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Với các nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã dần trở thành nước cung cấp tôm hàng đầu và giá trị xuất khẩu cũng chiếm từ 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm trên thế giới. 

Những năm qua, ngành tôm của Việt Nam cũng có nhiều đổi mới và phát triển, đặc biệt hơn nhiều hộ dân và doanh nghiệp tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi tôm để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dù vậy, hiệu quả sản xuất với sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam còn nhiều hạn chế và ngành vẫn còn đối mặt nhiều vấn đề khó khăn. Để con tôm Việt Nam gia súc cạnh tranh với thị trường tất yếu phải nâng tầm chuỗi giá trị.

Theo đó, việc phát triển bền vững chuỗi giá trị con tôm là điều rất cần thiết. Để làm được điều này cũng cần sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong chuỗi ngành tôm nhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như sức cạnh tranh của con tôm Việt Nam. 

Với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị, VietShrimp 2023 tổ chức với mong muốn trở thành “cầu nối” của 4 nhà: Nhà quản lý - nhà khoa học - nhà kinh doanh - nhà nông cùng chung tay đóng góp để hành động, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững cho tôm Việt Nam”, ông Nguyễn Việt Thắng nói. 

Là một Hội chợ Triển lãm có quy mô lớn nhất và cũng toàn diện nhất về ngành tôm Việt Nam nói riêng, cũng như khu vực châu Á và Đông Nam Á nói chung, VietShrimp 2023 với quy mô 200 gian hàng đến 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản nói chung và với tôm nói riêng, từ con giống, chế phẩm, thức ăn, vaccine, thuốc, quy trình, công nghệ…; thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan. Bên cạnh đó, các phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia và chia sẻ thông tin hữu ích của các nhà quản lý, nhà chuyên gia, khoa học và doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tôm Việt Nam đã xuất khẩu sang 108 thị trường; trong đó việc xuất khẩu sang 9 thị trường chính gồm: Hoa kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… chiếm hơn 97% tổng giá trị. 

Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu đang đứng trong Top đầu thế giới, ngành tôm của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ở cả đầu vào cũng như đầu ra liên quan đến nguồn cung nguyên liệu (chất lượng con giống, kiểm soát vùng nuôi, kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ diện tích và sản lượng tôm nuôi theo tiêu chuẩn đã có chứng nhận GAP, hữu cơ...còn thấp).

Đặc biệt hơn, giá thành sản xuất tôm con cao hơn các nước khác, dẫn đến giá sản phẩm cạnh tranh kém trong khi tôm Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ trên thị trường thương mại toàn cầu. Chuỗi giá trị nguồn tôm Việt Nam chưa thật sự đạt được hiệu quả tối ưu. Điều này thể hiện rõ nét khi bước đến đầu năm 2023, lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm đạt 577 triệu USD, giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng cục trưởng Tổng Cục thủy sản - Ông Trần Đình Luân nhận định, trong năm 2023 dù được dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, ngành tôm cả nước vẫn đặt mục tiêu là duy trình về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Để vượt qua các thách thức và đạt được mục tiêu đề ra, cần có sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị tôm nhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho tôm Việt Nam.

“Hội chợ Triển lãm VietShrimp của năm 2023 được tổ chức với sự góp mặt càng ngày trở nên đông đảo các gian hàng giới thiệu các sản phẩm, sáng tạo, công nghệ mới; là nơi mà bà con nuôi tôm có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, đối thoại cùng với các cơ quan quản lý, với các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp sẽ la sự kiện quan trọng để cộng đồng nuôi tôm Việt Nam cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn, khắc phục được những điểm yếu để nâng tâm chuỗi giá trị tôm Việt”, ông Trần Đình Luân chia sẻ.

Qua thông tin trên, chúng ta có thể nắm bắt rõ được tình hình những lợi thế cũng như khó khăn trong việc nâng giá trị tăng sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Đây cũng cơ hội lớn với các doanh nghiệp hay những đơn vị nuôi tôm Việt có hy vọng hơn về ngành nuôi tôm. Indochina Holding hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại. Với vai trò là cầu nối thương mại giữa cộng đồng các Doanh nghiệp Việt Nam và các Doanh nghiệp phát triển trên thế giới, chúng tôi sẽ đồng hành và đưa sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu thành công.

Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU