[TIN TỨC] – Ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới
08/02/2023
![[TIN TỨC] – Ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới](/gw-content/images/xanh16484636870341870104891-tp1QP.jpeg)
Bất chấp khó khăn, ngành dệt may Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng trưởng 2 con số và duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Ông Vương Đức Anh - Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh.
Lấy ví dụ thị trường Mỹ, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam lý giải nguyên do vì sao trong khó khăn dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng con số và duy trì được vị trí. Theo đó, đối tác Mỹ đánh giá ngành dệt may của Việt Nam có tính đa dạng về dòng hàng, làm được đơn hàng khó, thời gian giao hàng ổn định.
Với thị trường EU, Việt Nam được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Năm 2022, số hàng hoá đáp ứng được quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi khoảng 5-6%. Đây cũng là động lực kéo nhà mua hàng tới Việt Nam.
Về việc ứng phó với 3 kịch bản thị trường gồm: Suy thoái kinh tế thế giới, cầu giảm 15% so với năm 2022; suy giảm kinh tế không quá nặng nề, cầu giảm 8-10%; trường hợp nửa đầu năm 2023 kinh tế suy giảm sau đó khôi phục, cầu sẽ giảm khoảng 5-6% và đơn hàng sẽ phong phú trở lại, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, 13.000 doanh nghiệp dệt may sẽ có cách ứng phó khác nhau. Riêng với Vinatex đã và đang thực hiện có hiệu quả 5 mục tiêu: Kiên định tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để tập đoàn trở thành một điểm đến cung cấp từ sợi đến sản phẩm may mặc cuối cùng cho các đối tác.
Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 mới được Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra những định hướng cơ bản cho ngành. Trong đó, ngành được định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn.
Phát triển thời trang dệt may, thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Phát triển trung tâm thời trang tại TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội.
Cùng đó, định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành…
Kỳ vọng với định hướng phát triển rõ ràng, các cơ quan liên quan sẽ xây dựng được chính sách đủ mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển ngành dệt may chắc, mạnh, bền vững, đạt mục tiêu trở thành ngành chủ lực xuất khẩu. Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh, từng bước bước lên vị trí cao hơn trên bản đồ dệt may thế giới.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xúc tiến Thương mại Indochina Holdings xin giới thiệu dịch vụ xúc tiến thương mại và đầu tư. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi mang trong mình sứ mệnh đồng hành cùng với các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thương hiệu Việt sang thị trường quốc tế cũng như kết nối những doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam.
Nguồn sưu tầm
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Tp.HCM đôn đốc, giám sát tiến độ 40 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Nóng lòng trước những việc tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp, mới đây, Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM đã có văn bản gửi cơ sở, ngành địa phương có liên quan về việc đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn.
[TIN TỨC] - Nâng chuỗi giá trị để gia tăng sức cạnh tranh tôm Việt Nam
Chiếm khoảng 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới, tuy nhiên với chuỗi giá trị tôm Việt chưa tối ưu, do đó cũng cần chú trọng công tác này được tăng sức cạnh tranh.Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản và nền kinh tế của Việt Nam, giúp tạo được công an việc làm cho hàng triệu lao động. Trong giai đoạn năm 2010 - 2022, tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm luôn ở mức cao, từ 36,8 - 50,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
[TIN TỨC] - Gần 90% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng dương
Năm 2023 được đánh giá triển vọng có 88,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng sẽ có lợi nhuận tăng trưởng dương so với năm 2022 ( thấp hơn tỷ lệ khoảng 95,3% ở kỳ điều tra trước). Vụ Dự báo và Thống kê (theo Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố ra kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của những tổ chức tín dụng trong quý II/2023.
[TIN TỨC] - Ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 14 - 16%/năm
Logistics là ngành có sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nước ta, với tốc động bình quân tăng trưởng từ 14 - 16% mỗi năm, quy mô từ 40 - 42 tỷ USD/năm. Theo đánh giá từ Agility năm 2022, nước ta xếp thứ hạng 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu và ngành logistics có nhiều dư địa để phát triển tốt.
[TIN TỨC] - Thị trường bất động sản ghi nhận những chuyển biến tích cực
Theo chuyên gia bất động sản, ghi nhận trong quý I/2023 thị trường còn có nhiều trầm lắng và ảm đạm khi nguồn cung đang trở nên khan hiếm, những khó khăn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, các chính sách tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản từ Chính phủ, các bộ ngành đang có nhiều tín hiệu tốt, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đang được củng cố.
[TIN TỨC] - Giá và nhu cầu mua phân khúc chung cư trung, cao cấp sẽ tiếp tục tăng?
Tọa đàm thường niên Đánh giá triển vọng của thị trường chung cư Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, công bố báo cáo như sau: Dự báo xu hướng phân khúc chung cư tầm trung - cao cấp Hà Nội năm 2023 được công bố tổ chức vào ngày 12/4, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản tại Hà Nội tuy còn nhiều ảm đạm, các giao dịch trầm lắng và nguồn cung dần trở nên hạn chế hơn nhưng nhu cầu cũng như giá thị vẫn duy trì xu hướng tăng.