[TIN TỨC] - Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa
27/06/2022
Hiện nay, các doanh nghiệp đang trong trình trạng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhưng vẫn còn gặp khúc mắc trong khai báo quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với những gì các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua, bộc lộ rõ nhất là việc các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khúc mắc trong vấn đề về quy trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng.
Bà Trịnh Thu Hiền chia sẻ những vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt (Ảnh: Internet)
Thông tin thị trường xuất khẩu:
Đơn cử, trong quá trình xuất khẩu một lô hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt sang thị trường châu Âu cùng 1 mặt hàng, cùng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, nhưng nếu sản phẩm đó nếu xuất khẩu sang thị trường khối ASEAN yêu cầu đặt ra lại khác.
Ở thị trường Singapore, sản phẩm dệt may sẽ đáp ứng xuất xứ Việt Nam bởi Singapore là một thành viên của ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN, sản phẩm thành phẩm chỉ cần là quần áo đã được coi là có xuất xứ Việt Nam, đồng nghĩa là khi sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này sẽ được hưởng ưu đãi.
Tuy nhiên, cũng cùng loại sản phẩm đó dù đúng quy trình từ đầu vào đến đầu ra, khi xuất khẩu sang thị trường EU lại phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ vải trở đi, có nghĩa là quy tắc 2 công đoạn, công đoạn dệt vải và cắt may quần áo phải được thực hiện tại các nước thành viên của Hiệp định EVFTA mới được hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ EVFTA.
Chính vì vậy, bà Hiền lưu ý, các doanh nghiệp trước khi xuất khẩu hàng hóa đến thị trường nào đều cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường đó, để có thể làm hồ sơ chứng minh xuất xứ cho phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt còn gặp phải những tình huống trớ trêu khi “vấp” phải các quy định về quy tắc xuất xứ hay chỉ dẫn địa lý. Đây đều là những ‘điểm yếu” của các doanh nghiệp Việt lâu nay.
Lựa chọn đối tác nhập khẩu uy tín:
Để chọn một đối tác uy tín không phải là điều dễ dàng, tại Việt Nam, có hàng trăm doanh nghiệp đã mắc bẫy những chiêu trò lừa đảo tinh vi từ đối tác nước ngoài nhằm chiếm đoạt hàng và tiền.
Mới đây, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc khẩn cấp cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt tuyệt đối tránh giao dịch với đối tượng nhập khẩu lừa đảo có tên trực tiếp giao dịch là Khalid, tên công ty là KN Universe Plastic.
Cụ thể, đối tượng trên đã lừa đảo một doanh nghiệp xuất khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam bằng cách thông báo có người nhà mắc COVID-19 nên sẽ thanh toán sau để câu giờ, đồng thời cấu kết với các đối tượng có liên quan thông quan lô hàng nhưng không thanh toán, lảng tránh mọi liên hệ.
Ngay khi nhận được thông tin, Thương vụ Việt Nam tại Maroc đã cùng doanh nghiệp trao đổi, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm xử lý vụ việc và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, theo thông tin từ hãng tàu, đối tượng Khalid và KN Universe Plastic đã thông quan trộm lô hàng từ ngày 29/1/2022.
Và cũng gần đây nhất, một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại TP.HCM đã gửi công văn “cầu cứu” đến các cơ quan ngoại giao Việt Nam về việc đối tác ở Sri Lanka lừa đảo chiếm đoạt 2 lô hàng, giá trị tài sản lên đến gần 113.000 USD. Đối tác tại Sri Lanka là Công ty Northern Star Trading Colombo PVT.
Theo hợp đồng ban đầu, điều kiện giao hàng là CIF Colombo (giao hàng tại cảng Colombo), điều kiện thanh toán là D/P 100% (nhờ thu tiền kèm chứng từ).
Sau khi giao hàng và hoàn thành bộ chứng từ của lô hàng đầu tiên, bên mua lấy lý do phí thanh toán D/P qua ngân hàng cao, yêu cầu đổi sang phương thức thanh toán T/T (chuyển tiền bằng điện).
Để nâng cao nhận thức về thủ tục xuất khẩu và tránh những chiêu trò lừa đảo tinh vi, Indochina Holdings mang đến dịch vụ tư vấn xúc tiến thương mại và tư vấn pháp lí, với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra những chiến lược, biện pháp hợp lí giúp việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ đó tạo ra sự kết nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác thêm phần tin cậy và chính xác.
Cao Duy
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.