lang

[TIN TỨC] - Những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa

22/04/2022

[TIN TỨC] - Những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều giá trị cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc gì cũng có những rủi ro nhất định, chẳng hạn như vụ việc các container hạt điều xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nghi bị lừa đảo tại Italy vẫn chưa có kết luận. Từ vụ việc này cho thấy nhiều lỗ hổng trong giao dịch thương mại quốc tế cần được khắc phục.

Vừa qua, 05 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 100 container hạt điều sang Italy. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với đối tác nhập khẩu, họ phát hiện nhiều dấu hiệu bị lừa đảo. Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được tiền, trong khi đó, 36 container bị mất các bộ chứng từ gốc và có nguy cơ bị mất trắng. Qua sự việc cho thấy, trong hoạt động thương mại quốc tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, trong đó có hoạt động lừa đảo.

Để phòng tránh rủi ro đáng tiếc như trên cho doanh nghiệp, Indochina Holdings xin chia sẻ những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa:

  1. Rủi ro chính trị:

Các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với những rủi ro chính trị đáng kể khi kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Một số rủi ro trong số này đã tồn tại và bạn có thể dự đoán được trong khi những rủi ro khác có thể phát sinh nhanh chóng và bất ngờ. Một cuộc bầu cử mới, các lệnh trừng phạt hoặc áp lực từ chính phủ các nước khác, và tình trạng bất ổn dân sự đều có thể thay đổi nhanh chóng tình hình chính trị. Nói chung, hệ thống kinh doanh, tài chính và xã hội của một quốc gia càng ổn định thì rủi ro chính trị của quốc gia đó càng ít.

poltical risk

Khi tình hình chính trị của một quốc gia thay đổi hoặc xấu đi, các công ty hoạt động hoặc kinh doanh ở quốc gia đó có thể gặp phải một loạt vấn đề. Chính phủ có thể tịch thu tài sản. Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi chuyển tiền ra và vào nước đó. Khách hàng nhập khẩu của bạn có thể không trả được nợ nếu doanh nghiệp của họ gặp khó khăn trong thời kỳ bất ổn chính trị hoặc thay đổi chính sách của chính phủ.

Bởi vì rủi ro chính trị có thể khó dự đoán hoặc giảm thiểu trực tiếp, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào việc theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị tại các quốc gia mà họ hoạt động. Với một quy trình rõ ràng, công ty có thể thực hiện các bước để hạn chế rủi ro tài chính của họ.

Ví dụ: giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng ở quốc gia đó ngay khi tình hình có vẻ xấu đi để giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn. Một số chính sách bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm tín dụng, cũng có thể cung cấp bảo hiểm cho những tổn thất liên quan đến những thay đổi trong môi trường chính trị.

  1. Rủi ro pháp lý:

Luật pháp và các quy định rất khác nhau trên khắp thế giới. Những gì là thông lệ và bình thường ở một quốc gia có thể không giống như vậy ở một quốc gia khác. Do đó, các công ty xuất khẩu có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh, bao gồm hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm họ bán.

law risk

Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro pháp lý khi xuất khẩu là thuê cố vấn pháp lý ở một quốc gia đó hoặc người có chuyên môn đã được chứng minh kinh nghiệm và am hiểu luật pháp địa phương. Công ty bạn nên tránh sa lầy vào một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài ở một quốc gia xa lạ liên quan đến các vấn đề luật pháp. Việc dựa vào các cố vấn pháp lý đáng tin cậy có thể giúp bạn tránh được, thậm chí có thể lường trước và chủ động đối phó với các vấn đề pháp lý tiềm ẩn.

  1. Rủi ro tín dụng & tài chính:

Khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, rủi ro khách hàng không thanh toán hoặc không trả được nợ là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà xuất khẩu phải đối phó. Thật vậy, rủi ro tín dụng xuất khẩu là một trong những rủi ro tài chính quan trọng nhất mà một công ty có thể phải đối mặt. Rất khó để bắt một khách hàng trả tiền nợ ngay cả khi khách hàng đó ở trong nước. Nó có thể khó khăn hơn gấp bội khi khách hàng đó ở một quốc gia khác.

Ngay cả việc đánh giá mức độ tín nhiệm của một khách hàng quốc tế cũng có thể khó khăn. Không phải tất cả các quốc gia đều có thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng trong quá khứ của khách hàng hoặc mức độ tín nhiệm hiện tại.

credit risk

Để giảm thiểu những rủi ro tín dụng này trước khi thực hiện các lô hàng, các nhà xuất khẩu thường dựa vào việc thanh toán trước hoặc đảm bảo tín dụng, chẳng hạn như thư tín dụng. Thật không may, việc thực hiện các bước này có thể làm chậm trễ chuyến hàng hoặc loại trừ những khách hàng tiềm năng không thể hoặc không muốn cung cấp các tài liệu này, khiến các nhà xuất khẩu mất cơ hội kinh doanh.

finance risk

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có lẽ là cách hiệu quả nhất để đối phó với rủi ro tín dụng xuất khẩu. Ngoài việc cung cấp khoản thanh toán trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, bảo hiểm tín dụng cũng có thể cung cấp thông tin tín dụng quan trọng về khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, cho phép các nhà xuất khẩu đưa ra quyết định tín dụng sáng suốt hơn.

  1. Rủi ro chất lượng:

Khi bạn xuất khẩu và hàng hóa được vận chuyển, khách hàng có thể khiếu nại về chất lượng của các sản phẩm. Đây có thể là những khiếu nại do sản phẩm của bạn không đạt chất lượng như thỏa thuận và yêu cầu cụ thể ban đầu của người mua. Trong trường hợp sản phẩm của bạn đạt chất lượng nhưng người mua có thể dùng cách khiếu nại sản phẩm kém chất lượng để đạt được lợi thế và thương lượng giảm giá cho các sản phẩm được vận chuyển.

goods risk

Một cách để đối phó với rủi ro chất lượng là thuê một bên thứ ba độc lập để kiểm tra hàng hóa trước khi chúng được vận chuyển. Nếu không thể, nhà xuất khẩu có thể gửi mẫu cho nhà nhập khẩu hoặc khách hàng cuối cùng để họ có thể tự kiểm tra sản phẩm và xác định xem chất lượng có chấp nhận được hay không trước khi giao bất kỳ đơn hàng nào.

  1. Rủi ro vận chuyển và hậu cần (Logistics):

Thực hiện bán hàng xuất khẩu chỉ là bước khởi đầu của quá trình gồm nhiều giai đoạn. Hàng hóa đã bán lúc này cần được vận chuyển nhanh chóng và an toàn đến tay khách hàng. Đến lúc này, các nhà xuất khẩu có thể gặp phải một loạt các rủi ro về vận chuyển và hậu cần (logistics), các rủi ro này có thể khác nhau tùy thuộc vào hàng hóa được vận chuyển và các yêu cầu vận chuyển.

logistic risk

Một số hàng hóa yêu cầu bảo quản lạnh, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh, hoặc có ngày hết hạn sử dụng. Các loại hàng hóa khác cực kỳ dễ vỡ, cần được xử lý cẩn thận hoặc phải được lắp ráp trước khi giao cho khách hàng. Tất cả các lô hàng phải được theo dõi. Nếu có vấn đề gì xảy ra, người mua có thể cố gắng thương lượng giảm giá hoặc từ chối hoàn toàn lô hàng.

Giảm thiểu rủi ro vận chuyển và hậu cần thường liên quan đến việc kiểm soát chất lượng và các thủ tục theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình giao nhận. Doanh nghiệp của bạn nên sử dụng dịch vụ của các công ty vận tải và logistics chuyên nghiệp, có chuyên môn cao để xử lý lô hàng. Một số công ty bảo hiểm cũng cung cấp bảo hiểm cho những tổn thất do chậm trễ và trục trặc trong quy trình xuất khẩu hàng hóa.
Rủi ro về ngôn ngữ và văn hóa:

Kinh doanh với các nhà nhập khẩu và khách hàng ở một quốc gia khác đòi hỏi một sự tin tưởng nhất định. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống đòi hỏi phải được xử lý cẩn thận.

Ví dụ: khi các nhà xuất khẩu và khách hàng của họ nói các ngôn ngữ khác nhau, các bản dịch văn bản, hợp đồng phải chú ý các chi tiết và khác biệt văn hóa quan trọng. Khi khác biệt về ngôn ngữ dẫn đến sự không hiểu nhau có thể gây tổn thất bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.

language and culture risk

Để hạn chế và tránh những rủi ro trên, công ty Indochina Holdings chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp loại hình dịch vụ xúc tiến thương mại, tư vấn xuất nhập khẩu hàng hóa sang quốc tế. Hơn nữa, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý, bộ chứng từ để vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Indochina Holdings còn độc quyền chương trình GSM-102 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp bảo lãnh tín dụng L/C cho doanh nghiệp muốn nhập khẩu nông sản Hoa Kỳ với lãi suất cực kì ưu đãi.

Cao Duy


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU