lang

[TIN TỨC] – Những rủi ro thường gặp trong mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp

20/09/2022

[TIN TỨC] – Những rủi ro thường gặp trong mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một trong những phương thức rút ngắn được nhiều thời gian, công sức, kinh nghiệm và tận dụng được lợi thế thương hiệu mà Doanh nghiệp trước đó đã xây dựng. Song những lợi ích trên thì kèm theo đó là rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý và tài chính.

Để một thương vụ mua bán doanh nghiệp diễn ra thành công thường trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu tiên được xem là giai đoạn quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc mua bán doanh nghiệp (M&A). 

Ở giai đoạn này, các bên sẽ ký với nhau những biên bản, thỏa thuận liên quan đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Theo đó, các bên phải bảo mật thông tin mua bán và yêu cầu bên bán cung cấp toàn bộ thông tin của doanh nghiệp mình cho bên mua hoặc cung cấp theo yêu cầu của bên mua. 

Căn cứ vào các thông tin được cung cấp bên mua có thể kiểm tra, soát xét hoặc nhờ các đơn vị khác kiểm tra như đơn vị tư vấn, kiểm toán, thẩm định giá để rà soát tất cả các vấn đề pháp lý, những rủi ro và những lợi thế mà bên mua có thể gặp phải. Trên cơ sở báo cáo thẩm định mà bên mua có thể cân nhắc đưa ra quyết định có mua hay không mua doanh nghiệp đó và mức giá có thể mua được cao hay thấp.

Dựa trên quá trình mua bán, sáp nhập có 04 rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp phải:

1. Rủi ro pháp lý

Rủi ro về pháp lý bao gồm:

- Rủi ro trong quá trình hoạt động như doanh nghiệp đang bị tạm ngừng, đang nợ thuế hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh (không có giấy phép con khi kinh doanh). 
- Rủi ro liên quan đến kiện tụng, tranh chấp về Hợp đồng dân sự, lao động.

Tùy vào từng trường hợp, từng giao dịch thực tế, ngành nghề đặc thù của doanh nghiệp hoặc tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên mua và bán mà bên bán phải cung cấp các hồ sơ pháp lý như: 

- Hồ sơ thành lập và hoạt động
- Hồ sơ về vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp/thành viên/cổ đông góp vốn
- Hồ sơ về nhân sự và cơ cấu tổ chức của công ty
- Hồ sơ về lao động, các hợp đồng, giao dịch của doanh nghiệp
- Hồ sơ tài sản của doanh nghiệp
- Hồ sơ về thuế, kế toán, ngân hàng.

2. Rủi ro tài chính

Đây là rủi ro mà bên mua đặc biệt quan tâm, những rủi ro này có thể liên quan đến việc góp vốn. Doanh nghiệp chưa góp đủ vốn, nguồn vốn kinh doanh không minh bạch, rủi ro về tài sản bao gồm việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế, rủi ro trong các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác. Thông thường để kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến tài chính bên mua sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để soát xét những rủi ro về tài chính, đối với tài sản thì thuê bên thẩm định giá để định giá lại doanh nghiệp.

3. Rủi ro về thị trường

Lợi thế cạnh tranh thị trường cũng là một trong yếu tố mà bên mua đặc biệt quan tâm. Việc tận dụng tốt các lợi thế này sẽ giúp bên mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công tác xây dựng thị trường mà thay vào đó có thể bắt đầu khai thác những tiềm năng hiện có...Tuy nhiên bên mua cũng cần cân nhắc những lợi thế này với rủi ro về pháp lý, tài chính và các rủi ro khác trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng doanh nghiệp.

Do vậy, doanh nghiệp cần phải nhận diện và kiểm soát được những rủi ro và tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp khác nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh của mình nên những tầm cao mới.

Để tránh những rủi ro trên, Indochina Holdings cung cấp dịch vụ tư vấn thương vụ dành cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Indochina Holdings không chỉ giúp công ty tìm ra chiến lược đúng trong các thương vụ sáp nhập, mua bán, chúng tôi còn hỗ trợ trong suốt quá trình triển khai thương vụ, phát hiện các điểm mấu chốt trong đàm phán, và xúc tiến các thay đổi cần thiết để tối đa hóa các giá trị cộng hưởng sau thương vụ.

Thanh Long
 


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU