[TIN TỨC] – Những “trụ cột” tăng trưởng năm 2023
22/02/2023
Xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu tư công, năng suất lao động và chuyển đổi số… là những “trụ cột” thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2023.
Thứ nhất, trụ cột cơ bản cho phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là xuất khẩu. Bởi Việt Nam có độ mở nền kinh tế hơn 200% GDP. Năm 2022 tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 700 tỷ USD, điều này cho thấy khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Từ đó làm cho nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, phụ kiện sản xuất kinh doanh của những nền kinh tế lớn trên thế giới mà Việt Nam xuất khẩu có thể bị giảm xuống. Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta sẽ gặp thử thách rất lớn do tăng trưởng bị chậm lại, cùng với lạm phát cao.
Tình trạng thất nghiệp trên thế giới gia tăng, tiêu dùng và nhập khẩu của các nước cũng suy giảm. Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2023 được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đây là trụ cột chính.
Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta phải nắm vững được thị trường truyền thống, để từ đó xem xét mức tăng, giảm yêu cầu chủng loại mẫu mã hàng hóa nhằm tăng thêm sức hút hàng hóa xuất khẩu ở những thị trường truyền thống.
Các doanh nghiệp phải phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm cách mở rộng và đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh.
Mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu là một trong những cách thức để đẩy mạnh xuất khẩu. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh cũng như sức phát triển của nền kinh tế trong năm 2023.
Thứ hai, công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp. Trong đó, công nghiệp điện tử, linh phụ kiện điện tử là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam trong năm 2022 là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đồng thời cũng đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước.
Tuy nhiên, khả năng hội tụ và tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 với thời gian trước khi bị Covid-19 không cao. Như vậy, chúng ta đang có tiềm năng để tăng trưởng và phát triển lĩnh vực công nghiệp. Từ đó, làm “đà” cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế đất nước.
Thứ ba, lĩnh vực đầu tư công. Năm 2023 sẽ có một khoản đầu tư cao hơn năm 2022 khoảng 7%-8%. Nhưng cũng như năm 2022, năm 2023 còn có một “gói” đầu tư công rất lớn từ chương trình hồi phục, tăng trưởng và phát triển kinh tế trong hai năm 2022-2023.
Do đó, nếu không đẩy mạnh đầu tư công ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm 2023 thì lại như các năm trước, là không giải ngân được 100% vốn. Khi đó, lại xảy ra tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư bởi tư duy “đầu năm đủng đỉnh, cuối vội vàng”.
Như vậy, việc xem xét tăng cường giải ngân vốn đầu tư công cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng của nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng cũng như các ách tắc trong nền kinh tế thời gian tới.
Thứ tư, năng suất lao động và chuyển đổi số. Thực hiện liên thông số hóa giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế. Hoạt động chuyển đổi số thời gian qua đã có bước phát triển và tạo ra được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn, tiết kiệm thời gian cho xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển chuyển đổi số chưa tương xứng tiềm năng, mong muốn của các cơ quan quản lý cũng như của nền kinh tế. Vì vậy, đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Thực tế, trong những năm qua năng suất lao động của chúng ta tăng trưởng chậm. Trong khi, đây là yếu tố quyết định nếu chúng ta muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Do đó, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số cần thúc đẩy nhanh hơn, đồng thời gắn liền với ứng dụng công nghệ cao và nâng cao năng suất lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Nguồn sưu tầm
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.