[TIN TỨC] - Quy định về thực phẩm nhập khẩu được EU sửa đổi
06/06/2022
Trong tháng 4/2022, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, EU đã ban hành sửa đổi một số quy định về thực phẩm nhập khẩu nhằm kiểm soát và thắt chặt hơn các tiêu chuẩn từ nguồn nhập khẩu.
Cụ thể, ngày 7/4, Uỷ ban châu Âu đã ban hành Quy định số (EU) 2022/566 sửa đổi phụ lục II của Quy định (EC) số 396/2005 về mức dư lượng tối đa đối với flutianil trong hoặc trên các sản phẩm nhất định như trái cây tươi và đông lạnh, các loại hạt; rau tươi và đông lạnh; dầu và trái cây có dầu; trà, cà phê, thảo dược và ca cao; các loại gia vị; các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Ngày 12/4, EU đã ban hành Quy định số (EU) 2022/617 về việc sửa đổi quy định (EC) số 1881/2006 về mức thuỷ ngân tối đa trong cá và muối. Theo đó, hàm lượng thuỷ ngân trong cá từ mức 0,3 đến 1,0 tuỳ thuộc vào loại cá và hàm lượng thuỷ ngân trong muối ở mức 0,10.
Ngày 13/4, Uỷ ban châu Âu ban hành Quy định (EU) 2022/634 sửa đổi Quy định (EU) 37/2010 liên quan đến việc phân loại chất bambermycin và giới hạn dư lượng tối đa của nó trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Tiếp tới ngày 20/4, Uỷ ban châu Âu đã ban hành Quy định số (EU) 2022/650 về việc sửa đổi Phụ lục của Quy định (EU) 231/2012 quy định các thông số kỹ thuật cho các chất phụ gia thực phẩm được liệt kê trong Phụ lục II và III của Quy định (EC) số 1333/2008 liên quan đến thông số kỹ thuật đối với natri diacetate (E262).
Đây là những quy định doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang EU cần nắm bắt để đảm bảo duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, bởi EU là thị trường rất quan trọng đối với nông sản, hay thủy sản của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam sắp tới cần phải tuân thủ tiêu chuẩn khắt khe từ EU nếu muốn xuất khẩu hàng thực phẩm (Ảnh: Internet)
Theo Bộ Công Thương, nhờ tận dụng tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU trong năm 2021 đã tăng trưởng tốt. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính vào EU đạt kim ngạch khoảng 2,45 tỷ USD; kim ngạch nhóm lâm sản và thủy sản đạt hơn 2 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính vào EU, cà phê chiếm 42,2%, hạt điều: 33%, cao su: 7,9%, rau quả: 7,8%; hạt tiêu: 7,4%; gạo: 1,7%....
Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.
Thị trường châu Âu vốn là thị trường khó tính với các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là doanh nghiệp Việt luôn phải đối mặt với nhiều rào cản, sản phẩm phải được trải qua nhiều khâu kiểm định chất lượng và đạt chất lượng dựa theo tiêu chuẩn nhập khẩu từ EU.
Tại Indochina Holdings, chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng sang châu Âu, với đội ngũ nhiều kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng sẽ mang lại cho Quý doanh nghiệp chìa khóa để phá vỡ rào cản từ thị trường EU. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn các thông tin quan trọng và phổ cập kiến thức để Quý doanh nghiệp có góc nhìn rộng hơn về xuất khẩu hàng sang châu Âu. Qua đó mang lại giá trị bền vững dài hạn trong hoạt động kinh doanh và tài chính cho các Doanh nghiệp và thành viên.
Cao Duy
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.