lang

[TIN TỨC] - Tại sao nông sản Việt chưa có thương hiệu tại EU?

26/10/2022

[TIN TỨC] - Tại sao nông sản Việt chưa có thương hiệu tại EU?

Là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng top đầu thế giới, tuy nhiên sản phẩm của Việt Nam chưa được nhận diện, không có nhiều sản phẩm khi phân phối ở thị trường xuất khẩu được gắn thương hiệu doanh nghiệp Việt. Đặc biệt là tại thị trường EU, sản phẩm Việt Nam thậm chí còn chưa có thương hiệu.

Thị phần khiêm tốn

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, gạo, thứ 5 về thuỷ sản… Tuy nhiên theo số liệu của Cơ quan Thống kê EU, 4 tháng năm 2022, EU chi 40 tỷ Euro nhập khẩu nông sản, rau quả nhưng Việt Nam chỉ chiếm 0,1% thị phần. Điều này chứng tỏ thị phần của nông sản Việt Nam còn khiêm tốn, cũng có nghĩa doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng triệt để Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (Hiệp định EVFTA).

Chưa chú trọng tới thương hiệu

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, nhà nhập khẩu dùng làm nguyên liệu phối trộn do đó không có tên hay thương hiệu trên bao bì. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu.Các doanh nghiệp lại thường tập trung vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nên việc nhận thức về vai trò của phát triển thương hiệu thường không được quan tâm đúng đắn và phải tốn rất nhiều thời gian mới được chú trọng.

Chưa chú trọng đến bảo hộ sở hữu trí tuệ

Tại thị trường Hà Lan, một số doanh nghiệp nhập khẩu gạo ST24, ST25 của Việt Nam nhưng khi bán ra thị trường lại được phối trộn với 50% loại gạo khác. Điều này không chỉ làm xấu đi thương hiệu gạo Việt Nam mà còn gây khó cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo vào EU sau này, do ấn tượng về chất lượng và khó cạnh tranh về giá. Bởi lẽ doanh nghiệp chưa chú trọng đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nên nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, hoặc khi tiến ra thị trường nước ngoài thì đã bị các đối thủ cạnh tranh đăng kí mất.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Việt Nam cần xây dựng thương hiệu nông sản đủ mạnh. Một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng trên thị trường, nhất là thị trường có độ cạnh tranh cao như EU là rất khó. Do vậy, nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có thể liên kết với nhau xây dựng thương hiệu chung sẽ thuận lợi hơn.

Riêng với thị trường Hà Lan, nên bán sản phẩm với tên của chính doanh nghiệp để thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Việc bán hàng tại thị trường này khá dễ dàng và không nhất thiết phải có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp Việt Nam có đăng ký với cơ quan chức năng Hà Lan và nộp thuế giá trị gia tăng, đưa hàng vào thị trường, thuê kho và từ đó giao hàng tới tay khách hàng.

Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khấu tại thị trường khó tính như EU là rất quan trọng, nhưng trước mắt doanh nghiệp Việt cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như hoàn thành các thủ tục pháp lý để sản phẩm thâm nhập được vào thị trường EU. Indochina Holdings. Vì vậy doanh nghiệp cần một đơn vị tư vấn xuất khẩu để có thể nhận hỗ trợ từ những bước nhỏ nhất.

Indochina Holdings là công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, tư vấn xuất khẩu. Vào cuối năm 2021, sau khi tư vấn xuất khẩu cũng như đưa ra những định hướng và chiến lược tốt nhất, công ty CPĐTXTTM Indochina Holdings cùng Công ty TNHH Gạo Ngon Nhất hỗ trợ đưa gạo xuất khẩu sang Mỹ

Thanh Long (Nguồn sưu tầm)

 

Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU