lang

[TIN TỨC] – ’Tăng sức đề kháng’ cho nền kinh tế 2023

17/02/2023

[TIN TỨC] – ’Tăng sức đề kháng’ cho nền kinh tế 2023

Là nền kinh tế có độ mở cao, mỗi khi thế giới “hắt hơi, sổ mũi”, kinh tế Việt Nam dễ bị “cảm cúm”. Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo có nguy cơ bước vào giai đoạn suy thoái ngắn hạn, Việt Nam được xem hứng chịu nhiều “cơn gió ngược”.

Năm 2022, giữa môi trường vĩ mô đầy biến động, Việt Nam vẫn trở thành điểm sáng của thế giới khi kinh tế đạt mức tăng trưởng 8%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 730 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Dù vậy, nền kinh tế vẫn còn những khối u cần đại phẫu. Thị trường vốn được ví như “mạch máu” của nền kinh tế nhưng dưới tác động của những ngoại lực và bất cập trong nội tại đã có những thời điểm tắc nghẽn gây “co giật” cho nền kinh tế.

Theo Bộ Tài chính, quy mô thị trường vốn của Việt Nam tăng trưởng bình quân 28,5% giai đoạn 2016-2021, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các DN. Tính đến cuối tháng 11/2022, quy mô của thị trường vốn Việt Nam đạt khoảng 105% GDP năm 2021. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 64% GDP; trái phiếu đạt 41% GDP (trong đó trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 15% GDP).

Tuy nhiên, việc xử lý những sai phạm liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu “3 không” của Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, tình trạng thổi giá cổ phiếu “họ” FLC và “họ” nhà Louis…, cùng những thông tin thất thiệt đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư dường như mất niềm tin với thị trường TPDN khiến lượng trái phiếu phát hành mới của DN “đóng băng”, trong khi nhu cầu vốn để hoạt động và dòng tiền để đảo nợ rất lớn.

Theo thống kê, khối lượng TPDN đáo hạn trong giai đoạn 2023-2025 lên tới hơn 700.000 tỷ đồng (chưa tính tiền lãi). Trong đó, chiếm phần lớn là của DN bất động sản gây nguy cơ vỡ nợ nếu không có giải pháp phù hợp, kịp thời. Chưa kể, mối quan hệ dây mơ giữa “ngân hàng - chứng khoán – bất động sản” có thể khiến “bom nợ” này lan rộng.

Năm 2023, dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6-6,5%. Trong đó, xuất khẩu dự báo tăng khoảng 8-10%; đầu tư (trong và ngoài nước) tăng khoảng 8%, tiêu dùng cuối cùng tăng khoảng 9-10%.

Đặc biệt, trong khi nguồn vốn huy động bằng trái phiếu gặp khó, Chính phủ cần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Trong đó, cần sớm có giải pháp xử lý các ngân hàng yếu kém, không để rủi ro lan truyền giữa chứng khoán, bất động sản và ngân hàng. Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần nên sớm phát triển các sản phẩm chứng khoán phát sinh mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về giải pháp giữ vững ổn định, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành quyết liệt thực hiện các chỉ đạo đã đôn đốc. Với chính sách tiền tệ, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước đảm bảo sự cân bằng; giữa tăng trưởng và lạm phát; cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá; điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và các đơn vị tập trung vào các giải pháp có trọng tâm, trọng điểm.

“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, mục tiêu không phải tăng thu mà phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; có chính sách giãn thuế, phí, hỗ trợ các doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm chi tối đa”, Thủ tướng nói và đề nghị 2 chính sách này cần phải hỗ trợ, kết hợp với nhau một cách linh hoạt, hiệu quả. Dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, của các đối tượng liên quan.

Về chính sách tiền tệ, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2022 dù mục tiêu ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát chắc chắn đạt được. Tuy nhiên, số liệu lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. Với diễn biến đó, để kiểm soát lạm phát trong năm 2023 và ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước sẽ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, đảm bảo thanh khoản hệ thống các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành hợp lý và đồng bộ cả lãi suất và tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý với diễn biến thị trường và diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và chính sách vĩ mô khác.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu năm với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022 (khoảng 140 nghìn tỷ). Đặc biệt, năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng cho rằng, để đẩy nhanh đầu tư công cần phân rõ, và xác định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, đồng thời kiểm soát chặt mục tiêu, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm trong đầu tư công.

Nguồn sưu tầm


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU