[TIN TỨC] – Tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường FTA
03/01/2023
Các Doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực tập trung nguồn lực để gia tăng thị phần tại các thị trường FTA trước khi các đối thủ gia nhập vào các “sân chơi” này.
FTA là gì? Hiệu quả mà các FTA mang lại
Hiện có nhiều cách hiểu về các Hiệp định thương mại tự do. Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.
Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên FTA, người ta hay dùng từ chung là “nền kinh tế”.
Việc tham gia các FTA mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không những giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, mà còn chứng minh sự bắt nhịp nhanh chóng của nước ta so với các quốc gia trên thế giới.
Trưởng thành hơn nhờ các FTA
Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như CPTPP, EVFTA và UKVFTA sau một thời gian thực thi đã phát huy hiệu quả tích cực. Không chỉ thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này cũng ghi nhận tăng trưởng cao.
Theo thống kê sơ bộ từ Văn phòng SPS Việt Nam, 2 năm kể từ khi EVFTA đi vào hiệu lực (tháng 8/2020 - 8/2022), EU đã công bố khoảng 71 dự thảo và điều chỉnh khoảng 146 quy định liên quan tới các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. EU cũng đang có xu hướng tăng cường chuẩn hóa, luật hóa các quy định, siết chặt hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến khí hậu/môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh.
Nhiều thách thức mới
Dù đã đạt được nhiều bước tiến tại các thị trường FTA, song dư địa tăng trưởng thời gian tới vẫn còn rất lớn. Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Âu - Mỹ (Bộ Công Thương), thị phần hàng hoá nhập từ Việt Nam mới chỉ chiếm gần 2% trong tổng quy mô nhập khẩu khoảng 2,1 nghìn tỷ EUR tại thị trường EU. Việc mở rộng thêm thị phần là không hề đơn giản khi tình hình quốc tế dự báo vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các bất ổn địa chính trị khu vực và toàn cầu, tiềm ẩn rủi ro suy thoái kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn, đặc biệt là tại các thị trường FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Bà Nguyễn Thảo Hiền chỉ ra rằng, mới đây EU đã công bố chiến lược dệt may tuần hoàn, tạo áp lực rất lớn cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Tương tự, mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam muốn tăng trưởng xuất khẩu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện như giấy phép VPA/FLEGT (Thỏa thuận đối tác tự nguyện/Quản trị rừng và lâm nghiệp), giấy phép CITES, tiếp đó là các tiêu chuẩn ESG, phát thải CO2…
Bên cạnh những thách thức từ phía thị trường xuất khẩu, các DN cũng đang phải đối mặt với những khó khăn từ nội tại. Chỉ có khoảng 60% DN được giải ngân tín dụng. Trong quý 4 nhiều DN vừa và nhỏ không được giải ngân, không có đơn hàng. Điều này khiến các DN đứng trước nguy cơ phá sản. Đồng thời việc thiếu dòng tiền khiến hoạt động xuất khẩu của DN bị nghẽn lại.
Gia tăng thị phần trước khi đối thủ tham gia “sân chơi”
Trên thực tế đã có những trường hợp DN bị lỡ mất đơn hàng chỉ vì không bắt nhịp được thị trường. Vì vậy, DN phải nghiên cứu sâu thị trường, nghiên cứu tiêu chuẩn thị trường, thay đổi mẫu mã để bắt nhịp kịp với thị trường để đưa ra những sản phẩm thị trường cần.
Ngoài ra, để tận dụng hiệu quả EVFTA mang lại, các DN xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu, nhanh chóng tăng thị phần tại thị trường nhập khẩu nông sản của EU, trước khi EU triển khai ký kết FTA với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Việt Nam.
Đặc biệt, EU đã thực hiện một bộ chính sách và hành động gọi là Thỏa thuận xanh châu Âu, với mục tiêu đến năm 2050 nền kinh tế châu Âu sẽ bền vững hơn và trung hòa cacbon. Kế hoạch hành động cũng đưa ra mục tiêu giảm 50% thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng và tăng tỷ lệ đất nông nghiệp dùng cho nông nghiệp hữu cơ lên 25% vào năm 2030. Điều này có nghĩa là nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị cấm tại EU, và mức dư lượng sẽ giảm dần trong những năm tới. Do đó, các DN Việt Nam cần lưu ý xu hướng tiêu dùng hữu cơ này trong chiến lược phát triển dài hạn.
Thị trường đang thay đổi dần khẩu vị cho các sản phẩm xuất nhập khẩu. Nắm bắt được những khó khăn đó, Indochina Holdings cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tối đa cho các Doanh nghiệp Việt, sản phẩm Việt, thương hiệu Việt tự tin ra thị trường quốc tế.
(Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.