lang

[TIN TỨC] - Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đầy sức hút với dòng vốn ngoại

13/09/2022

[TIN TỨC] - Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đầy sức hút với dòng vốn ngoại

Dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài đang là "điểm sáng" trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều tháng qua. Dù khó có đột biến song theo nhiều chuyên gia, xu hướng mua ròng có thể sẽ duy trì mạnh trong giai đoạn cuối năm, bởi thị trường Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn dòng vốn ngoại.

Trở thành một lực cầu quan trọng

Thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn duy trì diễn biến khởi sắc trong nửa đầu tháng 8. Chỉ số VN-Index củng cố khá vững chắc mốc kháng cự 1.200 điểm và đang tiến dần lên mốc 1.300 điểm, mặc dù thị trường sẽ chịu áp lực chốt lời lớn và đi vào vùng trũng thông tin.

Trong khi đó, thống kê giao dịch của khối ngoại tuần 15 - 19/8 cho thấy, khối ngoại vẫn là điểm sáng của TTCK khi có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp. Thậm chí, giao dịch khối này còn tích cực hơn so với tuần kế trước, khi giá trị mua ròng tăng tốt trở lại, với 525 triệu cổ phiếu. Kể từ đầu năm, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE là 3.851 tỷ đồng, trong đó mua ròng thông qua khớp lệnh 2.572 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 1.279 tỷ đồng.

Theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng nhóm Phân tích chiến lược, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong nước thường chiếm đến hơn 90% tổng giá trị giao dịch mỗi phiên nên dòng tiền của nhà đầu tư trong nước vẫn sẽ ảnh hưởng chính đến xu hướng của TTCK. Dòng tiền khối ngoại chỉ chiếm khoảng dưới 10% nên có ảnh hưởng khá khiêm tốn. Tuy nhiên, từ tháng 4/2022, dòng vốn ngoại đang có vai trò lớn hơn khi khối này đang mua ròng trở lại.

bfe50c54835947071e48

Thị trường chứng khoán thu hút dòng vốn ngoại (Hình: VNExpress)

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, hiện tại yếu tố hấp dẫn nhất của TTCK Việt Nam là định giá. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư nước ngoài thường hướng tới xu hướng đầu tư dài hạn, do đó giai đoạn giảm mạnh là cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài mua vào.

Đa dạng sản phẩm, minh bạch thông tin

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc rà soát, điều tra, xử lý các sai phạm trên TTCK thời gian qua cũng góp phần nâng cao tính minh bạch của thị trường và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều dự báo cho rằng, dòng vốn ETF trong các tháng cuối năm có thể vẫn duy trì sức hấp dẫn nhất định thu hút các nhà tư trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan, với các sản phẩm mới ra mắt như quỹ

DCVFMVNMIDCAP (tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa thuộc chỉ số VNMidcap) và quỹ KIM VNFINSELECT (tập trung vào các cổ phiếu tài chính thuộc chỉ số VNFIN Select), nơi các nhà đầu tư cá nhân Đài Loan, Singapore, Thái Lan chiếm chủ đạo về giao dịch này.

Theo các chuyên gia, để thu hút thêm dòng vốn ngoại, cần phải cải thiện sự minh bạch của thị trường và có thêm nhiều loại sản phẩm. Với nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam, họ rất khó tiếp cận thông tin quan trọng. Điều này dẫn đến khối này phải gánh chịu thêm rủi ro không cần thiết. Vì thế, cải thiện sự minh bạch có thể là chìa khóa giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào thị trường Việt Nam với các sản phẩm khá hạn chế. Thị trường phái sinh tuy có quy mô gia tăng từng năm nhưng nếu so với thị trường cổ phiếu thì còn khá khiêm tốn, các sản phẩm chứng quyền hầu như không được khối ngoại quan tâm. Vì thế, chiến lược đầu tư của khối này trên thị trường Việt Nam là khá hạn chế. 

Đặc biệt, khi Việt Nam chưa cho bán khống. Sự thiếu hụt các sản phẩm đầu tư có thể làm giảm sự hấp dẫn của thị trường với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu có nhiều sản phẩm hơn, khối ngoại cũng có thể thực hiện nhiều chiến lược đầu tư hơn. Cùng với sự ổn định của nền kinh tế sau đại dịch và triển vọng thu hút dòng vốn nước ngoài, TTCK Việt Nam có thể sớm đạt được những thành tựu mới trong tương lai.

Cao Duy


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU