[TIN TỨC]Thời điểm nào thị trường bất động sản xuất hiện tín hiệu "đảo chiều" đi lên?
10/04/2023
Sau hàng loạt chính sách, quyết định ban hành tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gần đây, giới chuyên môn đã đánh giá, có tác động tích cực và có thể kỳ vọng thời gian hồi phục sớm, dự kiến rơi vào cuối năm 2023.
Triển vọng phát triển thị trường bất động sản
Trong cuối năm 2022, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn - ông Nguyễn Quốc Anh nhận định được 3 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng đổi chiều của thị trường bất động sản thì tăng trưởng tín dụng và chính sách là 2 yếu tố mang lại sự tác động tích cực và đẩy nhanh tiến trình xoay chiều cho thị trường.
Thời điểm hiện tại, các chính sách, quyết định được ban hành thời gian gần đây như gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội, thành lập 5 tổ công tác nhằm tháo gỡ đầu tư công, theo Nghị định 08 về quy định trái phiếu, Nghị quyết 33 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, đã có sự tác động tích cực và đồng nhất với dự báo của đơn vị về tín hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản.
Theo nghị định 08/2023/NĐ-CP kéo giãn kỳ hạn trái phiếu trong 2 năm mang đến kỳ vọng sẽ kéo dài thời gian và điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản sẽ có thể tháo gỡ các dự án đang có vướng pháp lý, chuyển nhượng dự án (M&A) hoặc tích lũy dòng tiền từ các lần bán hàng để có thể thanh toán các khoản trái phiếu đến kỳ hạn. Khi niềm tin của các nhà đầu tư quay lại với các dự án đã được tháo gỡ pháp lý thì việc phát hành huy động mới, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở lại giúp cho việc thanh toán hay thanh khoản trở nên dễ dàng hơn.
Theo Nghị định 08 không chỉ giúp giảm áp lực cho các doanh nghiệp mà nó còn bảo vệ nhà đầu tư. Đối với các trái chủ không muốn gia hạn 2 năm, nghị định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của họ vì quyền chọn lựa doanh nghiệp của họ chứ không được tự ý gia hạn. Với các nhà đầu tư có nhu cầu, doanh nghiệp sẽ có thời gian tái cơ cấu, không bán rẻ tài sản, từ đó có thể bảo toàn giá trị tài sản trong thời gian ngắn để có thể đảm bảo được quyền lợi nhà đầu từ. Ngoài ra, nhà đầu tư với số tiền chứng khoán chưa đến 2 tỷ lại có các khoản tiết kiệm nhàn rỗi ở ngân hàng có thể tham gia, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.. Khi thanh khoản tăng lên sẽ hỗ trợ tốt cho việc mới phát hành, cũng như phân loại doanh nghiệp.
Đánh giá cao các tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 33/NQ-CP, ông Nguyễn Quốc Anh nhận định: “Nghị quyết số 33 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong công tác tháo gỡ những điểm nghẽn của thị trường, đặc biệt là về nguồn vốn, pháp lý. Doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, tái cơ cấu lại nhóm nợ. Chính phủ cũng yêu cầu phía Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro của những loại hình bất động sản để có được hạn mức lãi suất cho vay phù hợp với thị trường hơn, tránh việc kiểm soát dòng vốn quá mức.
Ngoài ra, nghị quyết đã nêu rõ được mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh xử lý, tháo gỡ về pháp lý liên quan đến những dự án bất động sản để hỗ trợ và tạo ra một nguồn cung trên thị trường. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì thị trường bất động sản hiện có hơn 100 nghìn căn hộ đang xây dựng. Nếu các thủ tục có ảnh hưởng đến tiến độ dự án được thông qua, sẽ cải thiện được nguồn cung trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua”.
Trong năm 2023, thời gian được các chuyên gia bất động sản và nhà đầu tư hi vọng sẽ có những thay đổi tích cực hơn, điểm tắc nghẽn sẽ được tháo gỡ. Hiện có nhiều dự án có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng DATC và VAMC đang được Indochina Holding giới thiệu đến các doanh nghiệp với mục đích mang đến cơ hội đầu tư đồng thời đóng góp sự thúc đẩy thị trường bất động sản nhanh chóng nhộn nhịp trở lại.
Yến Đặng (Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.