[TIN TỨC] – Triển vọng các kênh đầu tư năm 2023
07/02/2023
![[TIN TỨC] – Triển vọng các kênh đầu tư năm 2023](/gw-content/images/daututiennhanroifeature-StCri.jpg)
Năm 2023, kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khi có tới 1/3 nền kinh tế trên thế giới có thể suy giảm vào năm nay và năm tới; GDP toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 2,2 - 2,5% năm 2023.
Triển vọng các kênh đầu tư năm 2023
Dự báo năm 2023 sẽ là một năm còn có nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam, từ những biến động bên ngoài (xung đột Nga - Ukraine, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, một số nền kinh tế rơi vào suy thoái nhẹ, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng chậm, rủi ro tài chính - tiền tệ vẫn ở mức cao…) đến các vấn đề nội bộ (áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng vẫn còn; rủi ro trên thị trường TPDN, cổ phiếu, bất động sản cần có thời gian để khắc phục; ảnh hưởng biến đổi khí hậu...). Do đó, Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong năm 2023 theo kịch bản cơ sở (so với mức 8% năm 2022). Lạm phát cũng sẽ cao hơn, CPI bình quân dự báo tăng 4-4,5%.
Đối với kênh Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng:
Tiền gửi tiết kiệm, trong bối cảnh kinh tế đối mặt với nhiều bất ổn, sẽ là một kênh đầu tư đáng để xem xét. Cùng với đó, việc FED được dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến hết quý 1/2023, từ đó còn ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất tại Việt Nam trong cả năm tới (do có độ trễ); áp lực lạm phát, lãi suất và tỷ giá tăng còn hiện hữu sẽ khiến lãi suất huy động vốn nhiều khả năng vẫn sẽ được duy trì ở mức cao trong năm 2023. Đây là điểm tích cực dành cho các nhà đầu tư, nhưng cũng có thể khiến dòng vốn vào các kênh đầu tư khác bị ảnh hưởng, làm giảm thanh khoản và có thể gây ra vòng xoáy suy giảm tại các kênh cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản.
Đối với kênh Thị trường chứng khoán:
Về tổng thể, triển vọng của thị trường cổ phiểu Việt Nam vẫn tích cực, khi tăng trưởng GDP năm 2023, dù có giảm, vẫn dự báo ở mức cao so với thế giới, lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Đợt điều chỉnh này của thị trường cũng khiến cho mức định giá của các cổ phiếu trên thị trường trở về mức hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư dài hạn (P/E của VNIndex trong tháng 11 đã giảm xuống khoảng 10 lần – mức mà thị trường mới chỉ 2 lần chạm phải vào năm 2008 và 2012).
Bên cạnh đó, các hành vi sai phạm như thao túng thị trường bị xử lý cũng giúp thị trường trở nên lành mạnh hơn. Do đó, thị trường cổ phiếu hiện nay có thể phù hợp với các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn và theo giá trị, dài hạn. Nhiều khả năng chỉ số chứng khoán (VNIndex) sẽ phục hồi nhẹ, tăng khoảng 10-15% trong năm 2023.
Về thị trường trái phiếu, việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP phần nào giúp thị trường trở nên an toàn và phát triển bền vững hơn, nhưng cũng cần có lộ trình phù hợp hơn. Bên cạnh đó, trong năm 2022, các cơ quan quản lý đã quyết liệt xử lý các vi phạm liên quan đến phát hành TPDN (như trường hợp của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát…), qua đó giúp thị trường phát triển bền vững hơn trong dài hạn. Tuy nhiên, do Nghị định 65 đã siết chặt hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ, trong khi việc phát hành ra công chúng khá tốn kém về thời gian, công sức khiến việc phát hành TPDN suy giảm mạnh (từ tháng 10/2022, mới có hơn 10 nghìn tỷ đồng TPDN phát hành mới, trong khi 9 tháng đầu năm là 326 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh đó, quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khắt khe hơn, khiến số lượng nhà đầu tư cá nhân có thể mua TPDN riêng lẻ giảm đi. Để tháo gỡ khó khăn hiện tại và năm tới, dự kiến Nghị đình 65 sẽ được sửa đổi theo hướng cởi mở hơn sẽ tạo điều kiện khôi phục thị trường TPDN trong 1 - 2 năm tới Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường có nhiều rủi ro, không phù hợp với phần đông các nhà đầu tư cá nhân, thiếu chuyên nghiệp.
Đối với kênh thị trường BĐS:
Các chuyên gia nhận định rằng, khó khăn của thị trường hiện tại xuất phát từ khủng hoảng niềm tin do tác động của những vụ việc của Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát. Ngoài ra, việc giá BĐS đã tăng quá cao và người dân không tìm được nguồn vốn tín dụng cũng sẽ khiến lượng giao dịch BĐS giảm đi từ quý 3/2022. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế tương đối tích cực, cùng với việc các cơ quan quản lý đang quyết liệt xử lý các vi phạm thì thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ phục hồi từ quý III hoặc quý IV/2023. Lý do chính ở đây là: (i) các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn sẽ tăng lãi suất trong quý I, quý II/2023, khiến lãi suất của ngân hàng Việt Nam vẫn còn ở mức cao trong năm2023; (ii) lực cầu thị trường, nhất là các phân khúc như BĐS nhà ở, khu công nghiệp…; (iii) các vụ việc vi phạm và vấn đề TPDN đáo hạn cơ bản được giải quyết.
Đối với kênh thị trường vàng:
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất định, rủi ro, đầu tư vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư bởi tính an toàn, ổn định. Tuy nhiên, như trên đã nêu, mức sinh lời chỉ ở mức trung bình và thanh khoản thị trường vừa phải do Chính phủ, NHNN kiên định chính sách ổn định thị trường vàng và giảm tình trạng ’’vàng hóa’’ trong nền kinh tế.
Kết luận: Phân chia theo khẩu vị rủi ro từ thấp tới cao, kênh tiền gửi tiết kiệm và vàng vẫn được coi là an toàn, nhất là kênh gửi tiết kiệm vẫn hấp dẫn đối với nhiều NĐT trong bối cảnh lãi suất huy động được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2023. Bất động sản, chứng khoán có thể tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng ứng với mức độ rủi ro cao hơn. NĐT nên quyết định theo khẩu vị rủi ro, năng lực tài chính và mức độ hiểu biết, kinh nghiệm của mình.
Năm 2023 được xem là một năm đầy thách thức của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những biến động chung của thị trường quốc tế, thì việc trừng phạt các vi phạm về kinh tế giúp môi trường đầu tư ngày càng lành mạnh hơn. Công ty Cổ phần Đầu tư Xúc tiến Thương mại Indochina Holdings xin giới thiệu dịch vụ tư vấn đầu tư. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tâm và thân thiện, chúng tôi sẵn sàng đưa ra những định hướng đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của Quý doanh nghiệp.
Nguồn sưu tầm
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Tiết lộ những phân khúc bất động sản sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới
Theo đánh giá từ các chuyên gia, phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực sẽ có sự sôi động hơn vào giai đoạn cuối năm nay. Còn phân khúc bất động sản đầu tư như đất nền thì sẽ cao diễn biến chậm hơn vào khoảng quý 2 năm 2024.
[TIN TỨC] - Tăng 5,3%, nhập khẩu hàng hoá nửa cuối tháng 8 tiếp tục khởi sắc
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đã đạt 14,97 tỷ USD, tăng 5,3%
[TIN TỨC] - Hỗ trợ công nhân tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp
Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều công dân sẽ không rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen.
[TIN TỨC] - Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?
Chia sẻ câu chuyện về thị trường bất động sản với MarketTimes, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cho rằng, thời gian gần đây chính sách cho thị trường bất động sản có nhiều điểm tích cực và ông kỳ vọng năm 2024 sẽ là thời điểm khởi sắc.
[TIN TỨC] - Lãi suất giảm, doanh nghiệp có dễ tiếp cận?
Trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế, việc điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tạo động lực to lớn cho các ngân hàng vượt qua khó khăn. Đồng thời, thể hiện chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nhanh chóng phục hồi sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ
Tháng 7 năm 2023, nhập khẩu xăng dầu có các loại tăng cao so với cùng kỳ để có thể đảm bảo nguồn cung thị trường trong nước khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã tạm dừng bảo dưỡng.