[TIN TỨC] - Tuyến đường Vành đai 3 TPHCM cùng 2 dự án cao tốc phía Nam sẵn sàng khởi công
28/07/2023
Chiều ngày 15/06 thông tin tại cuộc họp báo, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM - ông Lương Minh Phúc cho biết, lễ khởi động công dự án Vành đai 3 tại TP.HCM và 2 dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào sáng ngày 18/06/2023.
Buổi lễ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, sẽ được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP.HCM với các điểm cầu tại Đắk Lắk và tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án Vành đai 3 đi qua TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An được đầu tư giai đoạn 1 chiều với chiều dài hơn 76km, với tổng mức đầu tư 75.400 tỷ đồng. Trong đó, với Vành đai 3 ở TP.HCM có chiều dài hơn 47km, qua TP. Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi với mức đầu tư 41.000 tỷ đồng.
Vành đai 3 khi được hoàn thành sẽ kết nối 5 tuyến đường cao tốc hướng tâm, gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương, TPHCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành và Bến Lức - Long Thành tạo liên kết cho cả vùng.
Công trình sẽ giảm ùn tắc và mở rộng không gian, hình thành nhiều hành lang công nghiệp nhằm kết nối nhiều cụm cảng biển giảm thời gian đi lại và chi phí logistics.
Ông Lương Minh Phúc chia sẻ, đến nay dự án vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 87% mặt bằng phục vụ dự án, đây là kết quả ngoài mong đợi.
Hiện nay, chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục khởi công theo quy định như ký kết hợp đồng và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
Sau khi khởi công, TP.Hồ Chí Minh sẽ gặp nhiều thách thức là tổ chức thi công đồng loạt trên 4 địa phương của TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng về yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt là dự án không được ảnh hướng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.
Song TP.Hồ Chí Minh với vai trò điều phối cần phải đồng hành, phối hợp với Bình Dương và Long cùng nhau hoàn thành, chuẩn bị cho các công tác tiếp theo. “Tuy nhiên, với cách làm mới, tôi tin dự án sẽ về đích đúng tiến độ, hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2025 và sẽ thông xe toàn tuyến vào 2026” - Ông Lương Minh Phúc chia sẻ.
Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.