lang

[TIN TỨC] - Việt Nam được hưởng lợi sau khi được nâng hạng tín nhiệm quốc gia lên BB+

13/06/2022

[TIN TỨC] - Việt Nam được hưởng lợi sau khi được nâng hạng tín nhiệm quốc gia lên BB+

Kinh tế Việt Nam sau khi được phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19, Việt Nam đã được nâng xếp hạng tín nhiệm Quốc gia lên BB+ của S&P Global Rating. Việc nâng xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp đạt được vị thế tăng cao cũng như có một góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

Vào ngày 30-5, Công ty chuyên về dịch vụ thông tin phân tích tài chính và định mức tính nhiệm FiinGroup đã công bố Việt Nam được nâng xếp hạng mức tín nhiệm của S&P Global Ratings. Theo như phân tích cụ thể của Khối dịch vụ xếp hạng tín nhiệm FiinRatings cho biết, vào ngày 26-5 S&P Global Ratings nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng “Ổn định”.

Cũng theo như thông báo của FiinGroup, S&P công bố duy trì mức BB nâng mức triển vọng xếp hạng từ “Ổn Định” lên “Tích cực”. Theo phương pháp luận của S&P, khi triển vọng xếp hạng “tích cực” tức là có khả năng cao kết quả xếp hạng sẽ được nâng hạng trong vòng 12 – 24 sau đó. Trước đó, Việt Nam được xếp hạng hạng mức tín nhiệm từ BB- lên BB+. Việt Nam đã giữ hạng mức tín nhiệm BB- trong một thời gian dài.

Sau khi phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau dịch Covid-19, cũng như phát triển mạnh mẽ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài FDI, nhờ vào những yếu tố quan trọng được S&P đề cập đó là những cải thiện mạnh mẽ về các quy trình thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam về quy trình thực hiện nghĩa vụ nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh. Bên cạnh các điểm mạnh, S&P cũng ghi nhận những điểm cần cải thiện bao gồm tăng trưởng GDP chưa như dự báo của S&P, giải ngân đầu tư công chậm và một số điểm yếu của hệ thống ngân hàng - tài chính Việt Nam.

Việt Nam được nâng hạng lên BB+ là mức xếp hạng cao nhất trong nhóm BB, có nghĩa là khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ thấp, chịu tác động lớn từ các sự kiện tiêu cực từ môi trường kinh doanh, kinh tế và tài chính”. Mức BB+ vẫn được cộng đồng tài chính và đầu tư quốc tế xem là “có tính đầu cơ” trong các quyết định đầu tư liên quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, đây là mức điểm tiệm cận với nhóm BBB-, nhóm xếp hạng được định nghĩa là “mức đầu tư” của S&P. Khi đó, các nhà đầu tư quốc tế sẽ xem xét Việt Nam ở mức rủi ro thấp hơn và kỳ vọng một mức lợi nhuận (ví dụ qua lãi suất cho vay hoặc trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp Việt Nam) ở mức thấp hơn.

7c17a0f9bb517b0f2240

Để có thể đánh giá được điểm xếp hạng, S&P áp dụng 5 nhóm tiêu chí chính cho việc xếp hạng quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: thể chế và chính sách; chất lượng tăng trưởng kinh tế; sức mạnh cán cân thanh toán, bao gồm dự trữ ngoại hối và thặng dư cán cân thanh toán; cân đối tài khóa bao gồm thu chi ngân sách, đầu tư công và nợ công; và thị trường tiền tệ - tín dụng.

Việc nâng hạng cũng giúp “nâng trần” xếp hạng đối với tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam bởi S&P. Tuy nhiên, FiinRatings cũng lưu ý, mức trần xếp hạng tín nhiệm này đã làm giảm đáng kể mức độ phân hóa về điểm xếp hạng tín nhiệm giữa các đơn vị phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn quốc tế.

Với sức hút của đà tăng trưởng hiện nay, Indochina Holdings cung cấp dịch vụ về tư vấn tài chính, tư vấn về nguồn vốn FDI, huy động vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn với lãi suất thấp nhất. Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần có hướng đi rõ nét và đúng đắn nhất, với phương châm hoạt động của công ty chúng tôi, Indochina Holdings cam kết luôn đồng hành, nỗ lực hết mình để làm cầu nối vững chắc cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngọc Đức

Theo Báo Thanh Niên


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.


MENU