[TIN TỨC] – Yếu tố nào có thể “bẻ lái” thị trường bất động sản năm 2023?
10/02/2023
Mặc dù bị “phanh gấp” nhưng theo các chuyên gia, đây cũng là điểm lành mạnh của thị trường bất động sản (BĐS) từ năm 2023 trở đi.
Nhìn lại nguồn cơn trầm lắng
Thị trường BĐS cuối năm 2022 đến nay gần như diễn biến ngược lại hầu hết các dự báo trước đó. “Phanh gấp” hay “đột ngột” đều là những cụm từ miêu tả chính xác nhất về thị trường BĐS hiện tại.
Mở đầu là cú quay xe về việc hạn chế tín dụng vào BĐS, lãi suất điều chỉnh tăng nóng liên tục từ đầu tháng 4/2022. Từ tăng trưởng nóng, thị trường giảm nhiệt nhanh chóng và chuyển sang trạng thái trầm lắng, thanh khoản chậm.
Cùng với đó, việc thanh tra, kiểm tra trái phiếu doanh nghiệp BĐS dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả khi đến hạn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư. Đỉnh điểm nhất là tình trạng khó khăn về dòng tiền diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp BĐS buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm chi phí đầu tư tối đa và việc duy trì hoạt động đã là nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.
Ngoài ra, khi thị trường tài chính chung đang phát sinh nhiều vấn đề thì niềm tin của nhà đầu tư suy giảm và ảnh hưởng tới nhu cầu mua, khả năng thanh khoản trên thị trường. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng triển khai các dự án mới của nhiều chủ đầu tư.
“Xốc” lại thị trường là cần thiết
Ở góc nhìn vĩ mô kinh tế, chuyên gia Cấn Văn Lực đã chỉ ra những khó khăn của thị trường BĐS ở thời điểm hiện tại. Và đây cũng là hệ quả tất yếu của một quá trình phát triển “nóng” trước đó.
Thứ nhất, TS Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường BĐS đang phải điều chỉnh sau 2 năm tăng nóng, không riêng gì Việt Nam mà cả trên thế giới. Đó là tất yếu, bao gồm cả chứng khoán và bất động sản.
Thứ hai, thị trường vừa qua đầu cơ rất nhiều, gắn với nhu cầu thực ít. Đầu cơ nhiều dẫn đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều. Doanh nghiệp BĐS đôi khi “tay không bắt giặc”, dùng đòn bẩy tài chính lúc thị trường khó khăn tất yếu sẽ dẫn đến câu chuyện ngày hôm nay.
Một chuyên gia trong ngành cũng cho hay, những gì tiêu cực nhất đã được phát hiện trong năm 2022 và đang được xử lý. Điều này là cần thiết.
Đầu tiên, lãi suất và việc siết nguồn vốn từ ngân hàng đã thực sự tăng cao và được kiểm soát chặt.
Những chủ đầu tư yếu kém năng lực tài chính, huy động sử dụng vốn sai mục đích đã lộ diện và đang chờ bị xử lý.
Những dự án chưa đủ pháp lý để mở bán hay huy động vốn, cầm đèn chạy trước ô tô đã lộ diện. Thị trường hiện rõ những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy quá mức, thậm chí "tay không bắt giặc".
Tiếp đến, những dự án phân lô bán nền lách luật đã bị điểm mặt chỉ tên, đã và đang chờ xử lý. Loại hình BĐS đầu cơ đã bị cơ quan quản lý nhà nước điểm tên và sắp có nhiều thay đổi trong Luật đất đai sửa đổi sắp tới.
Hàng loạt chiêu trò huy động vốn biến tướng cũng đã dần bị lộ diện.
Bên cạnh đó, các chính sách và hệ thống luật đang dần được hoàn thiện, bám sát hơn với thực tế diễn biến thị trường.
Do đó, loạt chính sách của Chính phủ để thanh lọc, điều tiết lại thị trường chính là cần thiết lúc này.
Lộ diện yếu tố mới trong năm 2023
Các yếu tố vĩ mô thay đổi nhanh chóng như việc thắt chặt tín dụng, mặt bằng lãi suất tăng, các vấn đề về cấp phép tiếp diễn, trong bối cảnh thị trường quốc tế và khu vực có nhiều biến động khiến các chủ đầu tư cũng thận trọng hơn khi mở bán sản phẩm mới.
Sáu tháng cuối năm 2023, sau giai đoạn thanh lọc, thị trường sẽ chuyển qua giai đoạn mới phát triển ổn định hơn. Nguồn cung dự kiến tăng trở lại nếu các chính sách tín dụng của ngân hàng được nới rộng. Mức giá sẽ có xu hướng tăng nhưng tốc độ sẽ giảm và có xu hướng ổn định lâu dài. Nhu cầu thị trường sẽ dần phục hồi theo đà phục hồi chung của thị trường tài chính.
Từ những nhận định lạc quan có thể thấy, thị trường BĐS năm 2023 có nhiều “bệ đỡ” với kì vọng “bẻ lái” sang một bước mới phát triển lành mạnh hơn. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, năm Quý Mão sẽ là giai đoạn “chuyển tiếp” của thị trường BĐS. Dù còn nhiều thách thức nhưng sự thanh lọc đang mang lại kì vọng mới cho thị trường trong dài hạn.
Nguồn sưu tầm
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng
Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.
[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?
Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.
[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở
Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.
[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.
[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?
Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.