lang

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

17/01/2024

[TIN TỨC] - HoREA kiến nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất"

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và đề nghị giữ lại quy định về Quỹ phát triển đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo HoREA, đề xuất trước đó "Nhà nước chỉ thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã giải phóng mặt bằng (đất sạch) tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)" chỉ có thể thực hiện được trong khoảng 10 năm tới trở đi, khi Nhà nước có nguồn ngân sách dồi dào để cấp vốn cho "Quỹ phát triển đất" để cung ứng vốn cho "Tổ chức phát triển quỹ đất" ("Trung tâm phát triển quỹ đất" cấp tỉnh hiện nay).

Mặt khác, "Tổ chức phát triển quỹ đất" có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ "phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất" lại được quy định tại Chương VIII Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay lại bỏ quy định về "Quỹ phát triển đất" nên không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định của Luật Đất đai, lại vừa thiếu cơ chế để triển khai thực hiện Chương VIII về phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất. Vì vậy, Hiệp hội đề nghị giữ lại "Quỹ phát triển đất" để ứng vốn cho "Tổ chức phát triển quỹ đất" để phát triển quỹ đất, tạo quỹ đất để thực hiện các dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP), hoặc để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.

Cùng với đó, Hiệp hội tiếp tục đề nghị sửa đổi và bổ sung quy định về "giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất" đối với trường hợp "đất chưa giải phóng mặt bằng" tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:

Thứ nhất, Hiệp hội đề nghị cần phải hoàn thiện lại nội dung điểm c khoản 3 và khoản 6 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng cần phải quy định rõ "chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" trong hồ sơ mời thầu. Đồng thời, quy định rõ trường hợp "chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" thực tế phát sinh không vượt quá 20% "chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư trúng thầu, thì "nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Từ đó hạn chế tối đa "rủi ro" có thể dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, bên cạnh quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã giải phóng mặt bằng, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 27 Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ ba, Hiệp hội đề nghị bổ sung điều kiện "có quy hoạch xây dựng 1/500" đối với thửa đất, khu đất thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất, bởi lẽ điểm b khoản 3 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ mới quy định "điều kiện để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất" thì thửa đất, khu đất phải "b) Có quy hoạch xây dựng 1/2000 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt" là đúng nhưng chưa đủ.

Bởi lẽ, thửa đất, khu đất đã có quy hoạch xây dựng 1/2000 thì đã có căn cứ lập dự án đầu tư để nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất. Trường hợp thửa đất, khu đất đã có quy hoạch xây dựng 1/500 thì nhà đầu tư lại càng có thêm các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể để lập hoàn chỉnh dự án đầu tư để tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Thứ tư, Hiệp hội đề nghị bổ sung thêm các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện các "dự án thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, du lịch, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp" vào khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ năm, Hiệp hội đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ quy định các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư có sử dụng đất phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự án đầu tư có sử dụng đất phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Thứ sáu, Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định "khuyến khích nhà đầu tư dự thầu cam kết tự nguyện đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước ngoài đề xuất về tài chính trong hồ sơ dự thầu" vào điểm d khoản 5 Điều 64 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và đây cũng là điểm cộng (+) thêm trong trường hợp có 2 nhà đầu tư dự thầu có cùng điểm đánh giá cao nhất.

Thứ bảy, Hiệp hội đề nghị giao thẩm quyền và trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn thực hiện "đấu thầu dự án có sử dụng đất" hoặc thực hiện "đấu giá quyền sử dụng đất" để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với từng thửa đất, khu đất và thực tiễn của địa phương.

Thứ tám, Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định "trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu" đối với trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất đã giải phóng mặt bằng, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư trúng thầu.

HoREA cho rằng, sau khoảng 5-10 năm tiếp theo, khi "Quỹ phát triển đất" và "Tổ chức phát triển quỹ đất" đã vận hành nhịp nhàng, hiệu quả, vừa tạo được quỹ đất "bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội", vừa tạo được nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước để cấp vốn cho "Quỹ phát triển đất" để cung ứng vốn cho "Tổ chức phát triển quỹ đất".


Như vậy, đến thời điểm đó, Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng "trước" rồi mới thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư và thu được tối đa "địa tô chênh lệch" cho ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng thì chắc chắn sẽ không phát sinh "xung đột lợi ích" giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi và sẽ đạt được sự đồng thuận của người có đất bị thu hồi và toàn xã hội và kiến tạo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Indochina Holding cũng bắt kịp tình hình và giới thiệu đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp các dự án BT, PPP, BOT cùng với các dự án hiện đang có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng DATC và VAMC. Thời điểm này, đầu tư vào dự án này cũng sẽ vô cùng có lợi cho các khách hàng và doanh nghiệp. Điển hình như vừa qua vnexpress đưa tin, có đơn vị đã thu lãi cực lớn từ BOT, nguồn thu này chiếm khoảng 25% tổng doanh thu và đến về hơn 900 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Mặc dù có doanh thu thấp hơn nhưng mảng BOT lại có biên lãi gộp siêu cao chiếm đến 63%.

Thanh Long (Nguồn sưu tầm)


Bài viết cùng loại  

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

[TIN TỨC] - Mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý vàng

Với các quy định cấm xuất, nhập vàng cũng như độc quyền nhãn hiệu vàng miếng SJC đã khiến cung - cầu vàng trong nước luôn mất cân đối. Nhiều chuyên gia kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP để phù hợp với quản lý thị trường vàng hiện nay.

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

[TIN TỨC] - Giá gạo xuất khẩu cao nhưng vì sao doanh nghiệp ngần ngại ký hợp đồng mới?

Trong tuần đầu tiên của năm 2024, giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục đứng vững ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp chưa dám chốt hợp đồng mới.

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

[TIN TỨC] - Thời điểm “vàng” vay vốn mua nhà ở

Một số ngân hàng đang đưa ra các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất rất thấp, có sản phẩm bằng với lãi suất huy động nhằm kích cầu cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến thị trường này vẫn trầm lắng đó là giá nhà ở vẫn quá cao so với thu nhập của người dân.

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

[TIN TỨC] - Áp lực nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng vọt gần 3,9%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 12/12, giá cà phê tăng lần lượt 3,89% với Robusta và 0,62% với Arabica.

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

[TIN TỨC] - ADB thay đổi dự báo tăng trưởng GDP khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá ra sao so với Thái Lan, Indonesia?

Mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), với dự báo rằng trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu, triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%.

[TIN TỨC] - Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tiếp tục tăng trưởng

[TIN TỨC] - Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tiếp tục tăng trưởng

Tháng 10/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, giá xuất khẩu tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.


MENU