[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ
24/08/2023
![[TIN TỨC] - Tháng 7/2023, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 61% so với cùng kỳ](/gw-content/images/z46107232899495a5f2f17effd647bd27e34636d978fb7-f5Pbp.jpg)
Tháng 7 năm 2023, nhập khẩu xăng dầu có các loại tăng cao so với cùng kỳ để có thể đảm bảo nguồn cung thị trường trong nước khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã tạm dừng bảo dưỡng.
Theo số lượng thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu xăng dầu các loại vào tháng 7 ước đạt khoảng 120 nghìn tấn, giá trị 90 triệu USD, tương đương khoảng 80,2% và 52% so với cùng kỳ, tính chung với tháng 7 ước đạt đến 1,26 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tương đương khoảng 103,3% và 85,8% so với cùng kỳ.
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại tháng 7 ước đạt 1,05 triệu tấn, trị giá 790 triệu USD, tương đương 161% và 107,8% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng ước đạt 6,26 triệu tấn, trị giá 4,95 tỷ USD, tương đương 115% và 86,4% so với cùng kỳ.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và thời gian qua, Bộ Công Thương luôn theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để kịp thời chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan chức năng những giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Trong tháng 4 và tháng 6 năm 2023, Bộ Công Thương đã 02 lần tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bàn về các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong thời gian tới cũng như sơ kết 6 tháng thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, trên cơ sở kết quả thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, kế hoạch bảo trì nhà máy của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và dự báo nguồn cung xăng dầu trong nước trong 6 tháng cuối năm 2023, Bộ Công Thương đã thực hiện điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 6 tháng cuối năm cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Đây là lý do nhập khẩu xăng dầu các loại có dấu hiệu tăng lên trong tháng 7 vừa qua.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện hoặc đề xuất lên Chính phủ các biện pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu khi thị trường xảy ra biến động bất thường.
Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ ngành trong việc tham mưu điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá, trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm cung ứng xăng dầu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ.
Hoàng Yến (Nguồn sưu tầm)
Bài viết cùng loại
[TIN TỨC] - Tiết lộ những phân khúc bất động sản sẽ sôi động trở lại trong thời gian tới
Theo đánh giá từ các chuyên gia, phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực sẽ có sự sôi động hơn vào giai đoạn cuối năm nay. Còn phân khúc bất động sản đầu tư như đất nền thì sẽ cao diễn biến chậm hơn vào khoảng quý 2 năm 2024.
[TIN TỨC] - Tăng 5,3%, nhập khẩu hàng hoá nửa cuối tháng 8 tiếp tục khởi sắc
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đã đạt 14,97 tỷ USD, tăng 5,3%
[TIN TỨC] - Hỗ trợ công nhân tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp
Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều công dân sẽ không rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen.
[TIN TỨC] - Năm 2024 thị trường bất động sản sẽ khởi sắc?
Chia sẻ câu chuyện về thị trường bất động sản với MarketTimes, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cho rằng, thời gian gần đây chính sách cho thị trường bất động sản có nhiều điểm tích cực và ông kỳ vọng năm 2024 sẽ là thời điểm khởi sắc.
[TIN TỨC] - Lãi suất giảm, doanh nghiệp có dễ tiếp cận?
Trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế, việc điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tạo động lực to lớn cho các ngân hàng vượt qua khó khăn. Đồng thời, thể hiện chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nhanh chóng phục hồi sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
[TIN TỨC] - Trái vải không hạt Việt Nam bán tại Anh có giá tương đương 480.000 - 540.000 đồng
Giá bán lẻ trái vải không hạt vào Anh đạt 16-18 bảng Anh/kg (khoảng 480.000-540.000 đồng) và cao hơn vải thường từ 3-4 bảng Anh.